Phân tích các chỉ số đo lường lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng indovina chi nhánh cần thơ (Trang 83 - 87)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng INDOVINA Ch

4.4.4. Phân tích các chỉ số đo lường lợi nhuận

Các chỉ số đo lường lợi nhuận là công cụ giúp nhà quản trị có thể dự đốn về khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai thông qua số liệu mà những báo cáo đem lại. Trong lĩnh vực Ngân hàng, nước ta chưa có những chỉ

tiêu đánh giá về lợi nhuận và rủi ro bình quân một cách cụ thể nên việc đánh giá

hiệu quả hoạt động thơng qua các chỉ tiêu của doanh nghiệp có những hạn chế nhất định. Sau đây là các chỉ tiêu được sử dụng trong việc đánh giá lợi nhuận của Ngân hàng.

Bảng 23: CÁC CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM ĐVT: % Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 ROA 1,01 1,66 1,66 0.65 0 ROS 13,34 20,69 18,27 7.34 -2.42 ROE 12,29 12,74 12,89 0.45 0.15

Chi phí/doanh thu 86,66 79,31 81,73 -7.34 2.42

4.4.4.1. Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA):

ROA giúp nhà phân tích thấy được khả năng của Ngân hàng trong việc tạo

ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận rịng từ một đồng tài sản. Nói cách khác, chỉ số này cho nhà phân tích xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản. ROA

lớn Ngân hàng kinh doanh có hiệu quả, có cơ cấu tài sản hợp lý. Tuy nhiên ROA quá lớn cũng là nỗi lo của nhà phân tích vì rủi ro ln đi cùng với lợi nhuận cao.

Năm 2006, ROA chỉ đạt 1,01% cho thấy việc Ngân hàng bỏ ra 100 đồng

tài sản thì thu về được 1.01 đồng lợi nhuận. Chỉ số này đến năm 2007 đã có sự

chuyển biến tích cực hơn. Cụ thể năm 2007, ROA tăng lên là 1,66% là do năm 2007 lợi nhuận của Ngân hàng tăng mạnh, tăng 2.423,8 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng với tỉ lệ tănglà 71% nên làm cho tỉ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản gia tăng. Đến năm 2008, chỉ số này vẫn giữ ở mức 1,66% có ngĩa là 100

đồng tài sản Ngân hàng bỏ ra chỉ thu về được 1,66 đồng lợi nhuận.

4.4.4.2. Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Mức lợi nhuận trên doanh thu của Ngân hàng năm 2007 là 20,69% cao

hơn hơn năm 2006 do tốc độ tăng của lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ tăng của

doanh thu, cụ thể, lợi nhuậncủa năm 2007 tăng 71%. Đến năm 2008, tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu là 18,27%, có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu của Ngân hàng thì thu được 18,27 đồng lợi nhuận. Tỉ suất này của Ngân hàng trong năm

2008 có giảm so với 2007, do trong năm này nhu cầu sản xuất kinh doanh của

chưa thu hồi hết trong năm, Ngân hàng sẽ tiếp tục thu lãi và vốn các khoản vay vào năm sau.

4.4.4.3. Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Ngân hàng INDOVINA – Chi nhánh Cần Thơ qua các năm đều khoảng hơn 12%. Có nghĩa là cứ trung bình 100

đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào việc kinh doanh thu được hơn khoảng 12đồng

lợi nhuận. Trong đó, ta cần thấy rõ, tuy tỉ số này không thay đổi nhiều nhưng đều

tăng qua các năm. Đây là kết quả của việc sử dụng một cách hữu hiệu nguồn vốn

chủ sở hữu. Ngân hàng INDOVINA – Chi nhánh Cần Thơ cần tiếp tục phát huy

ưu điểm này trong tương lai.

4.4.4.4. Tổng chi phí trên tổng doanh thu :

Chỉ số này tính tốn khả năng bù đắp chi phí của một đồng doanh thu.

Đây là chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Thông thường chỉ số

này phải nhỏ hơn 1, nếu nó lớn hơn 1 chứng tỏ Ngân hàng hoạt động kém hiệu quả.

Qua bảng phân tích ta thấy tổng chi phí trên tổng doanh thu của Chi nhánh có xu hướng giảm xuống. Năm 2006 là 86,66%, năm 2007 là 79,31%,

năm 2008tăng nhẹ lên 81,73%. Điều này chứng tỏ tốc ngân hàng đã có những cố

gắng tích cực để làm giảm tốc độ tăng của chi phí và tăng tốc độ tăng của doanh thu. Mặc dù năm 2008 tình hình kinh tế khó khăn làm gia tăng đáng kể các loại

chi phí nhưng mức tăng của chỉ số này khơng nhiều. Để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng cần cắt giảm tối đa các khoản chi phí như các khoản

chi nội bộ, tránh lãng phí văn phịng phẩm, điện.....

 Tóm lại, nguồn vốn của Ngân hàng tăng trưởng tốt, năm sau cao hơn

năm trước. Trong đó, nguồn vốn huy động đang có xu hướng gia tăng cho thấy

Ngân hàng ngày càng chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn vốn để hoạt động kinh doanh, giảm dần sự phụ thuộc của mình vào Hội Sở. Qua các năm, doanh số cho vay có sự tăng trưởng ổn định, thu nhập từ các hoạt động dịch vụ cũng tăng

trưởng và đạt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, trong thời gian tới Ngân hàng phải luôn

những chiến lược kinh doanh đúng đắn, thu hút khách hàng mới, duy trì quan hệ với khách hàng cũ nhưng vẫn đảm bảo có lợi nhuận.

Bên cạnh đó, do tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ khá mạnh nên hệ thống Ngân hàng trên địa bàn gặp phải khó khăn trong huy động vốn tại chỗ từ nền kinh tế và dân cư, vì phần lớn nguồn lực tài chính trong xã hội

được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong khi nhu cầu vay vốn tín dụng của

các thành phần kinh tế vượt quá khả năng của các Ngân hàng. Mặc dù, Ngân hàng trong thời gian qua đã có sự thay đổi lãi suất huy động theo chiều hướng

tăng lãi suất nhưng huy động vốn của Chi nhánh chưa đủ đáp ứng nhu cầu vay

vốn của khách hàng. Do vậy, vốn hoạt động chủ yếu dựa vào vốn điều chuyển từ Hội sở làm cho chi phí hoạt động của Chi nhánh ngày càng tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của tồn Chi nhánh.

Nhìn chung, Ngân hàng INDOVINA – Chi nhánh Cần Thơ đã có những định

hướng đúng đắn, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế địa phương nên đã đạt

được những thành tựu khả quan góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội trênđịa

bàn và Ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động kinh doanh trong những năm tiếp theo.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO NGÂN HÀNG INDOVINA – CHI NHÁNH CẦN

THƠ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng indovina chi nhánh cần thơ (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)