Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng INDOVINA Chi nhánh Cần Thơ
4.2.1. Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, khơng kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo
tháng, quý, năm.
4.2.1.1. Cho vay theo thời hạn
Theo thời hạn cho vay thì doanh số cho vay được phân thành cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên, ở Ngân hàng INDOVINA - Chi nhánh Cần Thơ cho vay trung và dài hạn chiếm tỉ trọng không lớn.
Bảng 5: TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THỜI HẠNĐVT: Triệu đồng ĐVT: Triệu đồng CHỈTIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2007/2006 CHÊNH LỆCH 2008/2007 2006 2007 2008 Số Tiền % Số Tiền % Cho vay 1.231.447 1.666.521 2.052.405 435.074 35,33 385.884 23,16 Ngắn hạn 1.200.348 1.628.186 1.895.794 427.838 35,64 267.608 16,44 Trung dài hạn 31.099 38.335 156.611 7.236 23,27 118.276 308,53 Tỉ trọng(%) 100 100 100 Ngắn hạn 97 98 92 - 1 - -6 Trung dài hạn 3 2 8 - -1 - 6 (Nguồn: Phòng Kế Tốn)
Hình 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN QUA 3 NĂM
Doanh số cho vay ngắn hạn: Trong doanh số cho vay thì doanh số cho vay ngắn hạn năm 2006 là 1.200.348 triệu đồng, năm 2007 là 1.628.186 triệu
đồng; tăng 427.838 triệu đồng tương ứng tăng 35,64% so với năm 2006. Sang
năm 2008, doanh số cho vay ngắn hạn là 1.895.794triệuđồng; tăng 16,44% so với
năm 2007 với số tuyệt đối là 267.608triệu đồng. Trong doanh số cho vay của Chi
nhánh thì cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng rất lớn, cụ thể năm 2006 tỉ trọng cho vay ngắn hạn trong doanh số cho vay là 97 %, năm 2007 là 98 % và đến năm 2008 lại tiếp tục giữ vững ở mức rất cao là 92%. Nguyên nhân là do nền kinh tế
kỳ vốn ngắn, sản xuất nông nghiệp,chế biến thủy sản theo thời vụ thường là dưới
1 năm nên việc cho vay của Ngân hàng thường tập trung cho vay ngắn hạn nhằm
bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn để sản xuất kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ chế biến nông sản,thủy sản, thu mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng đồng thời đáp ứng tiêu dùng cá nhân.
Doanh số cho vay trung và dài hạn: Mục đích của tín dụng trung và dài
hạn là nhằm giúp đỡ khách hàng mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị sản xuất. Năm 2006 là 31.099 triệu đồng, năm 2007 là 38.335 triệu đồng; tăng 7.236 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 23,27%. Đến năm 2008, doanh số vay trung và dài hạn 156.611triệu đồng, tăng 118.276 triệu đồng so với
năm 2007 tương đương với tỉ lệ tăng 308,53%. Nguyên nhân là do nhu cầu đời
sống của người dân lúc này tăng cao, mặt khác nhu cầu trao đổi mua bán cũng
tăng, quy trình sản xuất kinh doanh cũng được mở rộng.
Hình 5: CƠ CẤU TỈ TRỌNG DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN QUA 3 NĂM HẠN QUA 3 NĂM
Nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng
cao. Đây là khoản mục chủ yếu tạo nên sự gia tăng của doanh số thu nợ của Ngân
hàng trong những năm qua. Đối với cho vay trung và dài hạn, mặc dù chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng doanh số cho vay nhưng cũng đã góp phần làm tăng doanh số cho vay và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Điều này cho
thấy Chi nhánh đầu tư cao trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn, chủ yếu là cho vay bổ sung vốn lưu động cho các thành phần kinh tế.
4.2.1.2. Cho vay theo thành phần kinh tế
Doanh số cho vay của Ngân hàng INDOVINA – Chi nhánh Cần Thơ qua ba
năm có sự tiến triển khá. Tình hình cụ thể được thể hiện ở các bảng sau:
Bảng 6: TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2007/2006 CHÊNH LỆCH 2008/2007 2006 2007 2008 Số Tiền % Số Tiền % Cho vay 1.231.447 1.666.521 2.052.405 435.074 35,33 385.884 23,16 DNQD 550.338 642.565 1.043.102 92.227 16,76 400.537 62,33 DNNQD 443.967 725.225 586.735 281.258 63,35 -138.490 -19,10 TPKT KHÁC 237.142 298.731 422.568 61.589 25,97 123.837 41,45 (Nguồn: Phịng Kế Tốn)
Bảng 7: TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
ĐVT: % CHỈ TIÊU NĂM 2006 2007 2008 DNQD 45 39 51 DNNQD 36 44 29 TPKT KHÁC 19 17 20
Hình 6: TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Doanh số cho vay doanh nghiệp quốc doanh:
Năm 2006, doanh số cho vay doanh nghiệp quốc doanh là 550.338 triệu
đồng. Sang năm 2007, doanh số này là 642.565triệu đồng; tăng 92.227triệu đồng
tương ứng tăng 16,76% so với năm 2006. Đến năm 2008, doanh số cho vay của
doanh nghiệp quốc doanh là 1.043.102triệu đồng; tăng 400.537triệu đồng, với tỉ lệ tăng là 62,33% so với năm 2007.
Doanh số cho vay doanh nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng tương đối lớn khoảng 40-50% tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp để mở rộng và duy trì sản xuất kinh doanh ngày càng lớn, mặc khác đây là thành phần kinh tế được Ngân hàng chú trọng nhiều nhất. Hình thức cho vay chủ yếu của Ngân hàng là cho vay có thế chấp và cầm cố chứng từ có giá. Các doanh nghiệp vay để bổ sung nguồn vốn, mua sắm máy móc thiết bị, chuẩn bị hàng xuất khẩu và mua nguyên liệu để sản xuất. Do nhu cầu của các doanh nghiệp quốc doanh ngày càng tăng, mặt khác cho vay thành phần kinh tế này khá an tồn vì có tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo mới được cho vay nhưng giá trị tài sản thế chấp, đảm bảo của họ lớn hơn nhiều so với số tiền mà họ được vay, nguồn trả nợ được thẩm định rất kỹ nên cũng được đảm bảo hơn, vì thế Ngân hàng cho vay theo thành phần kinh tế này là nhiều nhất.
Doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
Năm 2006, doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 443.967
triệuđồng. Sang năm 2007, doanh số này là 725.225triệu đồng; tăng 281.258triệu
đồng tương ứng tăng 63,35% so với năm 2006. Đến năm 2008, doanh số cho vay
của doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 586.735 triệu đồng; giảm 138.490 triệu
đồng, với tỉ lệ giảm là 19,1% so với năm 2007. Năm 2008 với mặt bằng lãi suất
khá cao nên các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khá e dè trước việc vay vốn,
đồng thời ngân hàng cũng thẩm định rất kĩ trước khi cho vay, chỉ cho các doanh
nghiệp làm ăn hiệu quả vay vốn.
Doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng doanh số cho vay. Cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh giống với cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh.
Doanh số cho vay thành phần kinh tế khác:
Doanh số cho vay thành phần kinh tế khác chủ yếu là các khoản cho vay cá nhân và tiêu dùng. Năm 2006, doanh số cho vay thành phần kinh tế khác là
237.142 triệu đồng. Sang năm 2007, doanh số này là 298.731 triệu đồng; tăng
61.589triệu đồng tương ứng tăng 25,97% so với năm 2006. Đến năm 2008, doanh số cho vay của thành phần kinh tế khác là 422.568triệu đồng; tăng 123.837 triệu
đồng, với tỉ lệ tăng là 41,45% so với năm 2007.
Doanh số cho vay dân cư chiếm tỉ trọng tương ngày càng gia tăng trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là đất nước ngày càng phát triển, đời sống
người dân được cải thiện nhiều hơn, do đó doanh số cho vay theo thành phần
kinh tế này được Ngân hàng chú trọng nhiều hơn. Họ vay để mua sắm vật dụng
gia đình, sửa chữa nhà cửa, vay tiền để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh,