Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Đánh giá hiệu quả tín dụng
4.3.1. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn
Bảng 13: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2007/2006 CHÊNH LỆCH 2008/2007 2006 2007 2008 Số Tiền % Số Tiền % Tổng nguồn vốn 339.001,7 351.436,6 404.092,1 12.434,9 3,67 52.655,5 14,98 Vốn huy động 61.775,7 102.252,0 102.692,1 40.476,3 65,52 440,1 0,43 Vốn điều chuyển 273.812,2 243.347,1 294.686,9 -30.465,1 -11,13 51.339,8 21,10 Vốn khác 3.413,8 5.837,5 6.713,1 2.423,7 71,00 875,6 15,00 Dư nợ 317.314 346.121 392.579 28.807 9,08 310.388 13,42 VHĐ/Tổng nguồn vốn(%) 18 29 25 - 11,00 - -4,00 VĐC/Tổng nguồn vốn(%) 81 69 73 - -11,53 - 3,68 VK/Tổng nguồn vốn(%) 1 2 2 - 1 - 0 Dư nợ/Vốn huy động(Lần) 5,14 3,38 3,82 - -1,76 - 0,44 (Nguồn: Phịng Kế Tốn)
4.3.1.1. Tỉ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn.
Chỉ tiêu này cho chúng ta biết nguồn vốn của Ngân hàng có phụ thuộc vào vốn của Ngân hàng cấp trên hay không. Qua bảng số liệu trên cho thấy tỉ lệ vốn
huy động trên tổng nguồn vốn tăng qua 3 năm nhưng chưa cao, do địa bàn thành
phố Cần Thơ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, những ngành dịch vụ đang trong
giai đoạn phát triển, cơ sở hạ tầng chưa thật sự hoàn chỉnh, nên chưa thu hút vốn đầu tư các doanh nghiệp cùng với sự cạnh tranh lãi suất huy động của các Ngân
hàng khác trên cùng địa bàn.Năm 2006, chỉ tiêu này là 18 %, năm 2007 tăng lên
là 29%, đến năm 2008 tỉ số này giảm cịn 25%. Qua đó thể hiện nguồn vốn huy động còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ Hội Sở chuyển về, vì vậy Ngân hàng
phải tích cực huy động vốn từ nhiều nguồn, giảm thiểutối đa việc sử dụng vốn từ Hội Sở, để hướng tới mục tiêu là vốn huy động phải đạt trên 60% tổng nguồn vốn. Có như vậy, Ngân hàng mới chủ động đứng vững trong cạnh tranh.
4.3.1.2. Tỉ lệ vốn điều chuyển trên tổng nguồn vốn
Qua 3 năm, tỉ lệ vốn điều chuyển từ Hội Sở của INDOVINA – Cần Thơ
rất cao. Cụ thể, năm 2006, tỉ lệ vốn điều chuyển trên tổng nguồn vốn là 81%, đến
năm 2007, tỉ lệ này giảm còn 69% và đến năm 2008, tỉ lệ này tăng lên73%. Tỉ số
này vẫn còn cao, cho thấy Chi nhánh chưa thể chủ động trong nguồn vốn kinh doanh của mình, vốn huy động từ dân cư, Tổ chức kinh tế xã hội của Ngân hàng
chưa đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của khách
hàng. Nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng chủ yếu phụ thuộc vào vốn chuyển từ Hội Sở về.
4.3.1.3. Tỉ lệ vốn khác trên tổng nguồn vốn
Tỉ lệ vốn khác trên tổng nguồn vốn không cao cho thấy nguồn vốn này khơng phải là nguồn vốn chính của ngân hàng, tỉ lệ này dao động trong khoảng 1-2% từng năm trong tổng nguồn vốn.
4.3.1.4 Tỉ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động
Qua bảng số liệu trên ta thấy, ba năm qua tình hình huy động vốn của
Ngân hàng còn thấp được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Năm 2006, bình quân 5,14 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm
2007, bình quân 3,38đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động, giảm so với năm
2006 là 1,76 đồng do đó tình hình huy động vốn của Ngân hàng năm 2007được
cải thiện nhiềuso với năm 2006. Sang năm 2008 bình quân 3,82đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động. Điều này cho thấy qua các năm tình hình huy động vốn đã có những cải thiện qua các năm.
Tóm lại, trong 3 năm qua nguồn vốn huy động của khách hàng luôn tăng
trưởng nhưng Ngân hàng vẫn chưa sử dụng triệt để nguồn vốn này. Do đó, trong
thời gian tới Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến tình hình cho vay nhằm giúp