Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng INDOVINA Chi nhánh Cần Thơ
4.2.3. Tình hình dư nợ
4.2.3.1. Dư nợ theo thời hạn:
Dư nợ là kết quả để đánh giá sự tăng trưởng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Qua 3 năm, dư nợ cho vay tăng vì Ngân hàng tiến hành mở rộng nhiều
hình thức cho vay tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh.
Bảng 10: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU 2006 2007 2008
CHÊNH LỆCH
2007/2006 CHÊNH LỆCH 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số Tiền % Số Tiền %
Dư nợ 317.314 100 346.121 100 392.579 100 28.807 9,08 46.458 13,42 Ngắn hạn 257.806 81 285.203 82 329.850 84 27.397 10,63 44.647 15,65 Trung dài hạn 59.508 19 60.918 18 62.729 16 1.410 2,37 1.811 2,97
(Nguồn: Phịng Kế Tốn)
Tổng dư nợ đến cuối năm 2007 là 346.121 triệu đồng, tăng so với năm 2006 số tiền là 28.807triệu đồng, tỉ lệ tăng là 9,08%. Đến năm 2008, dư nợ là 392.579 triệu đồng tăng 46.458triệu đồng tương ứng tăng 13,42% so với năm 2007. Năm 2008 dư nợ tăng cao là do nhu cầu trong năm này tăng do các doanh nghiệp cần
Dư nợ cho vay ngắn hạn: Năm 2007, dư nợ cho vay ngắn hạn là
285.203 triệu đồng, tăng 27.397 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 10,63% so với năm
2006, chiếm tỉ trọng 81% tổng dư nợ. Đến năm 2008, dư nợ cho vay ngắn hạn là
329.850 triệu đồng, tăng 44.647triệu so với năm 2007 và tỉ trọng dư nợ này tăng lên là 84% trong tổng dư nợ của Ngân hàng năm 2008.
Dư nợ cho vay trung và dài hạn: Năm 2007, dư nợ cho vay trung và
dài hạn là 60.918 triệu đồng, tăng 1.410 triệu đồng so với năm 2006, tỉ lệ tănglà
2,37% và chiếm tỉ trọng 18% trên tổng dư nợ. Đến năm 2008, dư nợ cho vay trung và dài hạn là 62.729 triệu đồng, tăng so với năm 2007 là 2,97% với số tuyệt
đối là 1.811 triệu đồng. Và trong năm 2008, cơ cấu cho vay trung và dài hạn là
16% trong tổng dư nợ.
Qua số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng nói chung của Chi
nhánh qua các năm là khá tốt, dư nợ đối với các hình thức cho vay đều tăng lên.
Nguyên nhân của việc tăng trưởng tín dụng tốt là do trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội không ngừng phát triển, Ngân hàng cấp trên có nhiều
chính sách, quy định mới tạo điều kiện đơn giản thủ tục, cùng với sự phấn đấu
không ngừng của tập thể chi nhánh nhằm tạo điều kiện thu hút khách hàng, giữ vững thị phần tín dụng trong điều kiện cạnh tranh. Mặc khác, chi nhánh đã có
nhiều đổi mới cơ cấu quản lý, chú trọng cơng tác tăng trưởng tín dụng, tăng
cường công tác tiếp thị, thường xuyên áp dụng chính sách ưu đãi, linh động và
Hình 9: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN QUA 3 NĂM4.2.3.2. Dư nợ theo thành phần kinh tế 4.2.3.2. Dư nợ theo thành phần kinh tế
Phân theo thành phần kinh tế thì dư nợ được phân theo các thành phần kinh tế gồm: doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp ngòai quốc doanh, các thành phần kinh tế khác.
Bảng 11: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2007/2006 CHÊNH LỆCH 2008/2007 2006 2007 2008 Số Tiền % Số Tiền % Dư nợ 317.314 346.121 392.579 28.807 9,08 310.388 13,42 DNQD 175.517 134.799 230.700 -40.718 -23,20 95.901 71,14 DNNQD 82.399 78.604 115.745 -3.795 -4,61 37.141 47,25 TPKT KHÁC 59.398 132.718 46.134 73.320 123,44 -86.584 -65,24 Tỉ trọng(%) DNQD 55 39 59 - -16 - 20 DNNQD 26 23 29 - -3 - 6 TPKT KHÁC 19 38 12 - 19 - -26 (Nguồn: Phịng Kế Tốn)
Hình 10: CƠ CẤU TỈ TRỌNG DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ cho vay doanh nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ, tuy nhiên tỉ trọng này ngày càng giảm. Cụ thể,
năm 2006 dư nợ của doanh nghiệp quốc doanh là 175.517 triệu đồng chiếm tỉ trọng 55% trong tổng dư nợ. Năm 2007 dư nợ này đạt 134.799 triệu đồng giảm
40.718 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ giảm là 23,20% so với năm 2006. Năm
2008dư nợ ở thành phần kinh tế này tăng đạt 230.700triệu đồng với tỉ lệ tăng là
71,14% so với năm 2007. Tỉtrọng chiếm59% trong tổng dư nợ .
Dư nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2006 đạt 82.399 triệu
đồng và chiếm tỉ trọng 26% trong tổng dư nợ cho vay. Sang năm 2007dư nợ này
giảm3.795triệu đồng so với năm 2006đạt 78.604triệu đồng và chiếm 23% trong tổng dư nợ. Đến năm 2008 dư nợ này lại tăng 47,25% so với năm 2007 đạt
115.745 triệu đồng. Tỉ trọng của thành phần này trong năm 2008 tăngso với năm 2007đạt29% trong tổng dư nợcủa Ngân hàng.
Dư nợ đối với thành phần kinh tế khác chiếm tỉ trọng không ổn định trong
tổng dư nợ của Ngân hàng. Cụ thể, trong năm 2006, dư nợ này là 59.398 triệu
đồng và chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu tỉ trọng dư nợ theo thành phần kinh
tế là 19%. Đến năm 2007, dư nợ này tăng lên 132.718triệu đồng tương ứng với tỉ lệ 123,44% so với năm 2006 với số tuyệt đối là 73.320 triệu đồng. Qua đến năm 2008, tỉ trọng của thành phần dư nợ của các thành phần kinh tế khácgiảm xuống
và đạt 12% trong tổng dư nợ. Cụ thể, dư nợ của các thành phần kinh tế khác năm
2008 là 46.134triệu đồng, giảm 65,24% so với năm 2007tương ứng với số tuyệt
đối là 86.584triệu đồng. Có sự giảm mạnh trong năm 2008 là do trong năm nay
ngân hàng chú trọng nhiều hơn đến cho vay các doanh nghiệp để các doanh nghiệp đủ vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh.