Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng indovina chi nhánh cần thơ (Trang 91)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

5.2.1. Thực hiện chiến lược khách hàng.

Khi khách hàng đến vay vốn tại Chi nhánh, cán bộ tín dụng cần phải xem

xét số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng trong những năm qua để nắm được nhu cầu vay vốn cũng như khả

năng trả nợ của khách hàng.

Đối với khách hàng truyền thống, vay trả đúng kỳ hạn, hoạt động sản xuất

kinh doanh hiệu quả nên có chính sách ưu đãi giúp cho doanh nghiệp phấn đấu

giảm chi phí, giá thành sản phẩm, đảm bảo sự cạnh tranh tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Cập nhật tình hình phát triển kinh tế của địa phương, chủ trương chính sách

ở khu vực và Nhà nước để điều chỉnh kịp thời lãi suất cho vay khi có biến động

nhằm bảo đảm cạnh tranh và có định hướng cho vay phù hợp với từng ngành nghề, từng thành phần kinh tế khác nhau nhằm đạt hiệu quả tốt việc sử dụng nguồn vốn.

Đối với thành phần kinh tế là dân cư, các TCKT việc cho vay đều thực hiện

dựa trên tài sản thế chấp, tuy nhiên Ngân hàng không nên xem việc thế chấp là yếu tố quyết định cho vay mà chủ yếu xem xét mục đích vay có mang lại hiệu quả thiết thực và có khả năng trả được nợ mới quyết định cho vay. Qua 3 năm 2006-2008, thành phần kinh tế này chủ yếu là vay ngắn hạn, Ngân hàng cần đầu

tư hơn để cho vay trung dài hạn mặc dù rủi ro nhiều nhưng lợi nhuận đem lại sẽ

Tăng cường thông tin giữa các Ngân hàng về tình hình tài chính của các doanh nghiệp và những sai phạm để có thể sàng lọc khách hàng nhằm phòng ngừa rủi ro.

Kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị vay vốn nhằm

đánh giá đúng tiến độ thực hiện phương án vay vốn cũng như khả năng chi trả đúng thời hạn nhằm hạn chế nợ quá hạn, khơng có khả năng thanh toán của

khách hàng.

Quan tâm giúp đỡ khách hàng khi họ lâm vào tình trạng khó khăn, làm ăn

thua lỗ thìNgân hàng nên tư vấn nhằm tạo điều kiện cho họ vượt qua khó khăn để tiếp tục sản xuất kinh doanh. Điều này giúp Ngân hàng tạo được mối quan hệ

lâu dài với khách hàng, và giúp cho việc thu nợ cũng như xử lý nợ quá hạn sẽ dễ

dàng hơn.

5.2.2. Chun mơn hố trình độ đội ngũ tín dụng.

Với từng địa bàn nhất định nên cử cán bộ tín dụng chuyên cho vay và thu hồi nợ ở địa bàn đó sẽ giúp các cán bộ tín dụng nắm chắc được tình hình tài chính, quan hệ làm ăn của khách hàng, hiểu được mục đích, nhu cầu vay vốn của họ. Từ đó,lập phương án cho vay có hiệu quả, vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Qua đó, việc thu hồi nợ và lãi một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn. Cụ thể là Chi nhánh cần mở rộng mạng lưới, xây dựng thêm nhiều PGD rải rác trên mỗi địa bàn, vừa thuận tiện trong giao dịch vừa dễ nắm bắt

được tình hình các doanh nghiệp.

Trang bị, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ, nhân viên làm công tác thẩm định để thực hiện tốt công tác thẩm định các dự án vay vốn và định giá tài sản thế chấp nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất..

Đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng nhằm trang bị cho họ những kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong việc thẩm định dự án cho vay, nâng cao khả năng

5.3. VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCHVỤ.

Tăng cường thêm các máy rút tiền đồng thời bố trí ở những nơi thuận tiện để phục vụ khách hàng.

Nâng cao chất lượng dịch vụ, rút ngắn thời gian chuyển tiền, thủ tục mau lẹ.

Đề nghị làm đầu mối thanh toán cho các hợp đồng xuất nhập khẩu nhằm tăng thu từ hoạt động thanh toán quốc tế.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN.

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố và trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, kinh tế tăng trưởng khá nhanh, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đời sống nhân dân được cải thiện. Kết quả trên là do nỗ lực chung của các ngành, các cấp. Trong đó ngành Ngân hàng có những đóng góp tích cực cho q trình đổi mới và phát triển kinh tế Việt Nam.

Vai trò của Ngân hàng ngày càng thể hiện rõ thông qua việc đáp ứng nhu cầu vốn rất lớn cho nền kinh tế. Một mặt Ngân hàng là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, mặt khác Ngân hàng cũng góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế xã hội của đất nước trên cơ sở các hoạt độngkinh doanh có hiệu quả.

Ngân hàng có vai trị chủ đạo huy động vốn để cho vay, đầu tư cho các thành phần kinh tế phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Trong 3 năm qua, Chi

nhánh đã nỗ lực phấn đấu không ngừng và đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Sự tăng trưởng cao của hoạt động tín dụng ngân hàng thơng qua kết quả của việc

tăng nguồn vốn huy động, doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ trong 3 năm cho thấy

chi nhánh có những bước tiến rất khả quan về tín dụng. Tuy nhiên, trong năm 2008 vừa qua, Chi nhánh cũng gặp khơng ít khó khăn trong kinh doanh do ảnh

hưởng của khủng hoảng kinh tế tịan cầu đến nền kinh tế Việt Nam.. Do đó, Chi

nhánh cần có những chính sách phù hợp để quản lý tín dụng đồng thời tránh

được những rủi ro tiềm ẩn phát sinh trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng.

Ngoài ra, chi nhánh cũng mở rộng và nâng cao các loại hình dịch vụ như: thanh

toán trong nước, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ,… nhưng mảng

dịch vụ này chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mặc dù việc thu hút vốn từ các hình thức dịch vụ này có chi phí rẻ hơn và ít rủi ro hơn nhiều

Mặc dù, các phương diện hoạt động của Ngân hàng có những vướng mắc nhất định nhưng nhìn chung thì Ngân hàng vẫn đạt được những kết quả khả quan

được biểu hiện thông qua lợi nhuận thu được. Vì vậy, Ngân hàng cần phát triển

hơn nữa các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu nền kinh tế và góp phần tăng thêm

thu nhập cho Ngân hàng. Song song đó, Ngân hàng cần giảm các khoản chi phí

như văn phịng phẩm, điện, nước…để nâng cao hơn nữa hoạt động kinh doanh

của Chi nhánh.

6.2. KIẾN NGHỊ.

6.2.1. Đối với Ngân hàng.

Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng INDOVINA – Chi nhánh Cần Thơ, tơi ln nhận thấy sự nhiệt tình, tận tụy trong cơng việc của tồn thể nhân viên Ngân hàng. Trong thời gian tới, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính, là nghiệp vụ chủ yếu mang lại thu nhập cho hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng INDOVINA – Chi nhánh Cần Thơ nói riêng. Do đó, cơng tác nâng cao chất

lượng tín dụng, quản lý rủi ro càng phải được thắt chặt hơn nữa trong tình hình

cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để thực hiện điều này tôi xin đề xuất một vài kiến nghị với INDOVINA – Chi nhánh Cần Thơ như sau:

- Chủ động xây dựng một hệ thống các chỉ số và giới hạn có tính cảnh báo

trước về những nguy cơ rủi ro cao cần phòng tránh (giới hạn cho vay đối với một

ngành, một vùng cụ thể để phân tán rủi ro).

- Hiện đại hóa và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng; tiếp tục

nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng. Đây là điều kiện tăng thu nhập từ dịch vụ, giảm áp lực tăng trưởng tín dụng đơn thuần, phịng ngừa rủi ro.

-Đa dạng hóa danh mục đầu tư, đa dạng hóa khách hàng. Không tập trung

cho vay một loại khách hàng, một ngành hàng mà cần mở rộng đối tượng khách hàng, đối tượng cho vay, đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay phát triển kinh tế tư nhân, cho vay nông nghiệp, nông thôn.

- Hợptác và cạnh tranh hợp pháp là một điều khoản quan trọng trong luật các tổ chức tín dụng mà các NHTM phải quan tâm, phối hợp thực hiện với các hình thức

đồng tài trợ nhằm tăng năng lực thẩm định, tăng khả năng cung ứng vốn, tăng khả

năng giám sát vốn vay và có thể phân tán được rủi ro khi có mất mát xảy ra.

-Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ mang tính chuyên sâu,

phát triển thêm nguồn nhân lực, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các Chi nhánh. Những khoá huấn luyện đào tạo nên cho ứng dụng thực tế cao ngay trong chương trình giảng dạy. Nên có những khuyến khích để kích thích trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ cơng nhân viên, từ đó có thể phát huy tính năng động sáng tạo trong cơng việc và nâng cao trách nhiệm của mỗi người.

- Tổ chức phân loại khách hàng; xác định giới hạn tín dụng cho từng khách hàng; chọn lựa giao dịch với khách hàng có uy tín, kinh doanh có hiệu quả.

- Tích cực thu hồi nợ tồn đọng làm giảm bớt áp lực tăng thu, bù chi.

- Tăng thu dịch vụ: nâng cao trình độ, năng lực nhận thức của cán bộ về

nghiệp vụ, cơng nghệ và kỹ năng chăm sóc khách hàng. Trang bị thêm các máy rút tiền để bố trí được nhiều nơi thuận tiện để phục vụ khách hàng nhằm tăng

cường tính cạnh tranh. Việc này có thể tiết kiệm chi phí bằng cách trang bị máy

có giá trị thấp như máy âm tường.

6.2.2. Đối với Nhà nước.

-Tham mưu, đề nghị Nhà nước cần sửa đổi bổ sung luật NHNN và luật các

Tổ chức tín dụng để phù hợp với pháp luật hiện hành cũng như phù hợp với tình hình hoạt động của các TCTD. Nhằm đảm bảo cho các TCTD hoạt động có hiêu quả hơn.

- Tiếp tục lộtrình sắp xếp, cải cách mạnh mẽ lại các Doanh nghiệp, các công ty

để có thể phân loại, đánh giá chính xác về năng lực quản lý và kinh doanh của các

doanh nghiệp và các cơng ty đó.

- Ổn định giá trị đồng tiền nội tệ. Vì lạm phát cao đồng tiền bị mất giá sẽ

gây ảnh hưởng đến việc huy động tiền gửi vào Ngân hàng, người dân sẽ không

gửi tiền vào Ngân hàng nữa hoặc rút ra để chuyển qua giữ đồng tiền của họ ở dạng như: vàng, ngoại tệ, tài sản khác.... Đồng tiền mất giá kéo theo Ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để bù đắp phần trượt giá, lãi suất huy động cao làm

cho lãi suất cho vay cũng sẽ tăng lên, khi đó các doanh nghiệp khó có thể vay Ngân hàng với lãi suất cao này. Kết quả là Ngân hàng bị ứ đọng vốn.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và thị trường mua bán nợ, thị trường bảo hiểm tín dụng để có thể giảm thiểu phịng ngừa và phân tán rủi ro tín dụng; cần có các chính sách thích hợp để thị trường chứng khoán nước ta phát triển mạnh và sôi động hơn nữa nhằm làm giảm sức ép lên Ngân hàng trong việc cấp vốn hoạt động cho doanh nghiệp.

-Cơ chế, chính sách của Nhà nước phải được đổi mới theo hướng cho phép

các tín dụng áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc xác định trước và trích lập

dự phịng rủi ro. Quỹ dự phòng rủi ro hiện được trích theo nợ “trong hạn” và “quá hạn” là không hợp lý mà cần phải được tính tốn theo mức độ rủi ro của khoản vay.

- Khi xảy ra tranh chấp thì các ngành chức năng cần tạo điều kiện hỗ trợ Ngân hàng thu hồi nợ, sử dụng luật dân sự, khơng nên hình sự hóa các quan hệ tín dụng. Luật các tổ chức tín dụng là hành lang pháp lý cao nhất buộc các tổ chức tín dụng phải tuân thủ, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức tín dụng theo đúng pháp luật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

1. PTS. Nguyễn Ngọc Hùng(1999). “Lý thuyết tài chính - tiền tệ”. NXB Thống

Kê.

2. Huỳnh Đức Lộng(1997). “Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp”. NXB

Thống Kê.

3. Nguyễn Thanh Nguyệt, Trần Ái Kết(1997). “Quản trị tài chính”. Tủ sách Đại học Cần Thơ.

4. Th.s Thái Văn Đại(2003). “Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng”. Tủ sách trường Đại học Cần Thơ.

5. Th.s Thái Văn Đại, Nguyễn Thị Thanh Nguyệt(2007). “Bài giảng Quản trị

Ngân hàng Thương mại”. Tủ sách Đại hoạc Cần Thơ.

6. Số liệu do Ngân hàng INDOVINA – Chi nhánh Cần Thơcung cấp. 7. Một số tạp chí khoa học Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng indovina chi nhánh cần thơ (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)