1.2. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản gây ra
1.2.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra chỉ được áp dụng khi tự thân tài sản đó gây thiệt hại mà khơng có sự tác động trực tiếp hay gián tiếp của con người. Chẳng hạn: xe ô tô đang chạy tự nhiên mất phanh, nổ lốp gây ra thiệt hại; vật nuôi sổng chuồng tấn công người; tai nạn xảy ra do cây cối đổ gẫy, nhà cửa bị sụp đổ….Trong những trường hợp này tự thân tài sản gây ra thiệt hại, hồn tồn khơng có sự tác động của con người. Tuy nhiên, nguyên nhân chính có thể xuất phát từ việc chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng không thực hiện tốt nghĩa vụ bảo quản, trơng coi nên khơng có biện pháp thích hợp kịp thời phịng ngừa để ngăn chặn nguy cơ gây thiệt hại của tài sản. Đây cũng chính là đặc điểm riêng biệt để lý giải cho vấn đề phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra không cần xét đến yếu tố lỗi. Theo quan niệm truyền thống, yếu tố lỗi chỉ được xem xét khi gắn với một chủ thể xác định. Do đó, việc gắn yếu tố lỗi cho tài sản khi tự bản thân chúng gây thiệt hại là khơng thể tính đến.
Theo quan niệm truyền thống, người bị thiệt hại muốn được bồi thường phải chứng minh lỗi của người gây thiệt hại, những tổn thất thực tế do hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại gây ra. Tuy nhiên, khi tài sản gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu, người đang quản lý, sử dụng tài sản đương nhiên bị coi là có lỗi mà khơng cần người bị thiệt hại chứng minh. Điều này được lý giải bởi học thuyết “Res Ipsa Loquitor – Vật – bản thân nó sẽ có tiếng nói”. Học thuyết này xuất phát từ vụ Byrne v.Boadle ở Hoa Kỳ. Trong vụ này, nguyên đơn bị thương nặng do bị thùng bột mì rơi trúng nhưng khơng có bất cứ nhân chứng hay chứng cứ nào được tìm thấy để chứng minh bị đơn đã thực hiện một hành vi bất cẩn dẫn tới thùng bột mì rơi. Tuy
10 Bùi Thị Thanh Hằng, Đỗ Giang Nam (2012), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tác động của tài sản gây ra dưới góc nhìn so sánh”, Một số vấn đề về pháp luật dân sự - So sánh pháp luật Cộng hòa liên bang
nhiên, Chief Baron Pollock cho rằng “có một số vụ việc, vật sẽ tự lên tiếng và trong
trường hợp này, thùng bột mì sẽ khơng thể lăn ra khỏi ngơi nhà nếu khơng có hành vi bất cẩn của ai đó”11
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra cũng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ sở hữu, người quản lý tài sản. Chủ sở hữu, người quản lý tài sản có nghĩa vụ trơng coi, quản lý, khơng để tài sản của mình gây thiệt hại cho người khác. Để thực hiện nghĩa vụ đó, họ phải tuân thủ các quy tắc trong việc sử dụng, bảo quản, kịp thời phát hiện nguy cơ tài sản có thể gây thiệt hại cho người xung quanh để có biện pháp phịng ngừa, khắc phục thích hợp.
Đối với trường hợp bồi thường thiệt hại do con người gây ra thì một điều kiện không thể thiếu là hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại. Trong khi đó, bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, vì tài sản khơng có hành vi nên khơng có điều kiện hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại phát sinh trách nhiệm bồi thường. “Sẽ là
không hợp lý khi một tài sản gây thiệt hại lại xét đến yếu tố hành vi. Thuật ngữ hành vi gây thiệt hại trái pháp luật chỉ đúng khi thiệt hại do con người – thực thể của quan hệ xã hội và là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự - gây ra.” 12
Đối với bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra dựa trên nguyên tắc: Ai hưởng dụng từ tài sản phải có nghĩa vụ do tài sản gây ra.13
Theo đó, về mặt nguyên tắc trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về chủ sở hữu, người được giao quản lý, sử dụng tài sản trừ trường hợp thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng, do lỗi của người thứ ba, hoặc do lỗi của người bị thiệt hại.