Có mối quan hệ nhân quả giữa sự kiệngây ra thiệt hại trái pháp luật và thiệt

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 41 - 43)

2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản gây ra

2.1.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa sự kiệngây ra thiệt hại trái pháp luật và thiệt

và thiệt hại thực tế xảy ra

Quan hệ nhân quả là mối liên hệ khách quan của bản thân các sự vật, sự việc. Tính hiển nhiên trong quan hệ nhân quả phản ánh mối quan hệ bản chất của sự việc trong những điều kiện nhất định, nó vận động, phát triển theo xu hướng nhất định, chỉ có thể như thế này mà khơng thể như thế khác.

Xác định mối quan hệ nhân quả là xác định những diễn biến trong cả quá trình thuộc một khoảng thời gian cụ thể, trong không gian nhất định. Bởi thế, xác định yếu tố quan hệ nhân quả rất quan trọng, phải xác định được rằng thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của sự kiện gây ra thiệt hại do tài sản. Và ngược lại sự kiện do tài sản gây ra là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

Như đã phân tích tại Chương 1, BLDS 2005 không định nghĩa khái niệm Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra mà chỉ xây dựng các điều luật điều chỉnh đối với các loại tài sản cụ thể gây ra thiệt hại như: Súc vật, cây cối, nhà cửa, cơng trình xây dựng, phương tiện giao thơng vận tải cơ giới, vũ khí, chất nổ, chất cháy.... Với các liệt kê này thì tài sản được hiểu là loại tài sản có tính chất hữu hình. Loại tài sản này có đặc điểm chung là vật, được tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể, chứ không phải tất cả các loại như Điều 163 BLDS 2005 quy định: “Tài sản

bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Có lẽ các nhà lập pháp cho

rằng chỉ có những tài sản hữu hình, dưới dạng vật chất cụ thể mới có tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại khi có sự tác động cơ học của bản thân tài sản gây ra cho những người xung quanh. Riêng tài sản vơ hình như quyền tài sản hay quyền sở hữu trí tuệ thì khơng thể đáp ứng điều kiện này.

Vì vậy, theo pháp luật hiện hành quy định, chúng ta hiểu rằng mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện gây ra thiệt hại trái pháp luật và thiệt hại xảy ra phải có sự tác động cơ học giữa tài sản và thiệt hại xảy ra. Tác động cơ học của tài sản là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Thiệt hại xảy ra là kết quả của sự tác động cơ học của tài sản.

Phải phân biệt nguyên nhân với điều kiện. Nói nguyên nhân của một kết quả có nghĩa là nguyên nhân là cái trong điều kiện bình thường thì tất yếu sẽ sinh ra kết quả ấy; cịn điều kiện thì khơng thể sinh ra kết quả được mà chỉ làm cho kết quả xảy ra nhanh hay chậm, mạnh hay yếu mà thơi.

Tính khách quan trong quan hệ nhân quả tồn tại độc lập với ý thức của con người, không phụ thuộc vào ý thức của con người, con người không thể tạo dựng ra nó. Bởi thế, khi xét đến mối quan hệ nhân quả giữa sự kiệngây ra thiệt hại trái pháp luật và thiệt hại xảy ra phải xác định mối quan hệ biện chứng giữa chúng gây ra cho người bị thiệt hại. Chính bản thân tài sản hay có sự tác động của chủ thể nào hay không?

Bởi nếu có sự tác động của chủ thể khác làm phát sinh mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện gây ra thiệt hại trái pháp luật và thiệt hại xảy ra thì khơng cịn là điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra mà chuyển sang trách nhiệm bồi thường thiệt hại khác.

Chẳng hạn: Cây cối tự đổ gẫy gây ra thiệt hại sẽ khác với việc con người chặt cây làm đổ gẫy gây thiệt hại. Hay xe ô tô mất phanh gây ra thiệt hại khác với việc người lái xe không tuân thủ luật an tồn giao thơng đường bộ gây ra thiệt hại.

Trong những trường hợp nói trên, người bị thiệt hại có thể viện dẫn những quy định chung về bồi thường thiệt hại tại Điều 604 BLDS 2005 cho hành vi của con người gây ra có liên quan đến tài sản, nếu các điều kiện phát sinh trách nhiệm hội đủ như có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả và lỗi.

Hoặc người bị thiệt hại cũng có thể viện dẫn chế định riêng biệt về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra, nếu như những điều kiện nêu tại Điều 626 BLDS 2005 hội đủ. Nói một cách khác, Điều 626 không ảnh hưởng tới việc áp dụng Điều 604 và ngược lại. Người bị thiệt hại có thể lựa chọn chế định có lợi nhất cho mình.17 Nếu có sự do dự giữa việc áp dụng một trong hai chế định này thì chúng ta nên đứng về phía người bị thiệt hại, nên tạo điều kiện cho họ được bồi thường và bồi thường ở mức thỏa đáng có thể, theo đó, họ có quyền lựa chọn một trong hai chế định nói trên, nhất là khi những giá trị vơ giá như sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm. Với quan điểm này chúng ta bảo vệ được quyền lợi của người bị thiệt hại, người bị thiệt hại sẽ luôn được ưu tiên trong luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra nói riêng.

17 Đỗ Văn Đại (2010), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam, Bản án và bình luận bản án, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.522

Như vậy, mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện gây ra thiệt hại trái pháp luật và thiệt hại xảy ra thực tế phải do chính bản thân tài sản tự gây ra thiệt hại mà khơng có sự tác động trực tiếp hay gián tiếp của con người thì khi đó phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. Ngược lại nếu như do các nguyên nhân khác. Chẳng hạn như: + Do sự kiện bất khả kháng ( quy định này BLDS 2005 không áp dụng cho trường hợp bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra)18

+ Hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, chẳng hạn cố ý tự tử và là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra như: “xe ô tô đang tham gia giao thông theo đúng quy

định của pháp luật, thì bất ngờ có người lao vào xe để tử tự và hậu quả là người này bị thương nặng hoặc chết. Trong trường hợp này chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ơ tơ đó không phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”19;

+ Do lỗi của người đang chịu trách nhiệm quản lý, trông coi, bảo quản; sử dụng và khai thác giá trị của tài sản;

+ Hoàn toàn do lỗi của người thứ ba (không phải người đang trông coi, bảo quản, sử dụng tài sản và cũng không phải là người bị thiệt hại).

Trong những trường hợp nói trên mặc dù có thiệt hại xảy ra, nhưng khơng có mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện gây ra thiệt hại trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Vì vậy, khơng phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, nhưng có thể phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi con người gây ra, nếu như hội đủ các yếu tố làm căn cứ phát sinh trách nhiệm ngoài hợp đồng nói chung theo pháp luật quy định. Việc loại trừ trách nhiệm này do tài sản gây ra nhưng khơng có nghĩa loại trừ trách nhiệm do hành vi con người gây ra, ngoại trừ sự kiện bất khả kháng, do lỗi của người thứ ba hoặc do lỗi cố ý của người bị thiệt hại.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)