Chủ thể là người chiếm hữu, sử dụng tài sản trái pháp luật

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 54 - 56)

2.2. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản gây ra

2.2.3. Chủ thể là người chiếm hữu, sử dụng tài sản trái pháp luật

Chủ thể chiếm hữu, sử dụng tài sản trái pháp luật được hiểu là chủ thể đã thực hiện hành vi chiếm hữu, sử dụng tài sản trái pháp luật khơng theo ý chí của chủ sở hữu. Hay nói cách khác người chiếm hữu, sử dụng tài sản trái pháp luật là cá nhân, tổ chức đã thực hiện hành vi chiếm hữu, sử dụng tài sản ngồi ý chí của chủ sở hữu thơng qua hành vi trộm cắp, công nhiên chiếm đoạt, cướp tài sản.

Hoặc thuộc các trường hợp theo quy định của BLDS 2005 tại các Điều 239 về “Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định chủ sở hữu”, Điều 241 về “ Xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên” và

chủ sở hữu nhưng chủ thể chiếm hữu, sử dụng tài sản vẫn không thực hiện việc hoàn trả cho chủ sở hữu theo quy định của pháp luật thì đương nhiên được xem là người chiếm hữu, sử dụng tài sản trái pháp luật.

Vấn đề xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi để tài sản gây ra đối với chủ thể chiếm hữu, sử dụng tài sản trái pháp luật được BLDS 2005 quy định ở các Điều 623 “Bồi Thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” và Điều 625 “Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra.”

Theo đó, nếu chủ sở hữu, người quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, súc vật hồn tồn khơng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ, súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ, súc vật gây ra.30

Trong trường hợp này, chủ sở hữu, người quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, súc vật khơng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu họ đã chứng minh tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ trong việc bảo quản, trông giữ vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ, súc vật. Ngược lại nếu họ cũng có lỗi trong việc khơng tn thủ đầy đủ các nghĩa vụ trong việc bảo quản, trông giữ vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ, súc vật để nguồn nguy hiểm cao độ, súc vật bị chiếm giữ trái pháp luật gây thiệt hại thì họ phải có trách nhiệm liên đới bồi thường.

Chẳng hạn: Theo Quyết định số 16/2008/HS-GĐT ngày 26/6/2008 của Tịa hình sự Tịa án nhân dân tối cao tại phần xét thấy:

Trong vụ án này, Vũ Đình Tiến (khơng có giấy phép lái xe) đã có hành vi chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật xe môtô phân khối lớn của bố mẹ bị cáo (là bà Mạc Thị Thảo và ơng Vũ Đình Tích) gây tai nạn chết người. Bà Mạc Thị Thảo và ơng Vũ Đình Tích là chủ phương tiện, nhưng đã có lỗi trong việc khơng tn thủ đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ xe để Tiến chiếm hữu, sử dụng xe môtô trái pháp luật gây chết người.”

Theo hướng dẫn tại Mục 2 Phần III Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, thì việc Tịa án cấp sơ thẩm xác định Vũ Đình Tiến, Mạc Thị Thảo và Vũ Đình Tích phải liên đới bồi thường thiệt hại cho gia đình của người bị thiệt hại là đúng.

30 Khoản 4 Điều 623 BLDS 2005: “ Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp

luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại”

Khoản 3 Điều 625 BLDS 2005: “Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại

Do đó, Quyết định Giám đốc thẩm của Tịa hình sự Tịa án nhân dân tối cao hủy bản án hình sự phúc thẩm về phần bồi thường trách nhiệm dân sự.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)