Chủ thể liên đới

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 56 - 66)

2.2. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản gây ra

2.2.4. Chủ thể liên đới

Đối với trường hợp phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm liên đới chịu trách nhiệm với người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật, nếu họ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật. Ngược lại nếu họ khơng có lỗi thì họ khơng phải chịu trách nhiệm liên đới. Vấn đề này được quy định tại BLDS 2005 Điều 623 khoản 4: “Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu,

sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại”.

Theo đó, chủ thể chịu trách nhiệm liên đới với người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật là chủ sở hữu và người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng. Quy định này đã giới hạn chủ thể chịu trách nhiệm liên đới, bởi trong thực tế xuất hiện chủ thể được giao chiếm hữu sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ mà không phải là chủ sở hữu giao. Vậy, trách nhiệm liên đới bồi thường hại trong trường hợp này được xác định như thế nào?

Trong thực tế, theo Quyết định số 83/HS-GĐT ngày 20/6/2002 của Tịa hình sự Tịa án nhân dân tối cao, nội dung quyết định: anh Hải chủ chiếc xe win giao xe cho anh Thông, anh Thông giao xe cho anh Tuấn (anh Hải không biết việc anh Thông giao xe cho anh Tuấn), anh Tuấn giao xe cho anh Đông chạy gây tai nạn. Theo Tịa hình sự Tịa án nhân dân tối cao, trong trường hợp này Tòa án cấp sơ thẩm khơng buộc anh Tuấn có trách nhiệm liên đới với anh Đông bồi thường cho người bị thiệt hại là trái với quy định tại khoản 4, Điều 627 BLDS năm 1995 (Điều 623 năm 2005).

Theo quy định pháp luật, chỉ có anh Hải là chủ sở hữu chiếc xe, anh Thông là người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng chiếc xe, có thể liên đới với Đơng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, Tịa hình sự Tịa án nhân dân tối cao theo hướng là anh Tuấn phải liên đới trách nhiệm với anh Đông. Như vậy, thực tiễn xét xử Tòa án đã “mở rộng” chủ thể chịu trách nhiệm liên đới với người gây thiệt hại so với quy định của pháp luật không chỉ là chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nhằm đảm bảo cho người bị thiệt hại có thêm chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường.

Theo tác giả Đỗ Văn Đại hướng đi này của thực tiễn xét xử là thuyết phục.31 Tác giả đồng ý với các chuyên gia luật nói trên, thiết nghĩ việc mở rộng chủ thể chịu trách nhiệm liên đới không do chủ sở hữu giao chiếm hữu, quản lý, sử dụng không chỉ riêng trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà còn áp dụng chung cho tất cả trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây.

Ngoài ra, BLDS năm 2005 quy định trách nhiệm liên đới của các chủ thể có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật; hay thiệt hại do súc vật gây ra do lỗi 1 phần của người thứ 3. Nhưng khơng có điều luật nào quy định thế nào là “lỗi” trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây ra thiệt hại, hay thiệt hại do súc vật gây ra do lỗi 1 phần của người thứ 3 là như thế nào?

Mặc dầu, theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP thì lỗi được hiểu là, “khi không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật”

Vậy, không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật được hiểu như thế nào?

Vấn đề này, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP khơng giải thích. Trước đó, theo Thơng tư 03-TATC ngày 05/4/1983 của Tịa án nhân dân Tối cao hướng dẫn giải quyết một số vấn đề về bồi thường thiệt hại trong tai nạn ơ tơ, thì việc khơng tn thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật được hiểu như: khơng khóa xe, khơng tắt máy trước khi rời xe hoặc khơng có biện pháp bảo vệ cần thiết. Như vậy, nếu theo tinh thần của Thơng tư 03-TATC thì câu hỏi về việc tuân thủ hoặc không tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật được giải quyết.

Như vậy, khoản 4 Điều 623 BLDS 2005 được hiểu rằng: Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp khơng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (đã tuân thủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật). Ngược lại nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (không tuân

31

thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật) thì phải liên đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Trước hết, phải cần xác định, khi nào chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu giao chiếm hữu sử dụng bị coi là có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật. Để áp dụng chế định trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại. Vấn đề đặt ra, có nên áp dụng chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo phần?

Theo tác giả không thể áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo phần. Bởi việc xác định lỗi là không đơn giản trong trường hợp này. Thông thường lỗi trong trường hợp này là lỗi suy đoán về mức độ quan tâm của chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu sử dụng đối với nguồn nguy hiểm cao độ. Buộc chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng phải tuyệt đối tuân thủ đầy đủ các biện pháp về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng tài sản. Hay nói cách khác đây là một dạng “trách nhiệm nghiêm ngặt ” được đặt ra đối với chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng đối với tài sản.

Lỗi của chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng tài sản để tài sản bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây ra thiệt hại là tiền đề, nguyên nhân dẫn đến việc gây thiệt hại cho người khác, đương nhiên phải bồi thường.

Trách nhiệm liên đới không đơn thuần được hiểu là nhiều người cùng đồng thời thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người khác, mà nhiều người cùng gây thiệt hại có nghĩa là hậu quả do hành vi của nhiều người, các hành vi có thể khơng thực hiện đồng thời hồn tồn, mà có thể được thực hiện kế tiếp nhau theo thời gian, nhưng giữa chúng có mối quan hệ nhân quả, hành vi của người này là hệ quả tất yếu của người kia, vì vậy họ phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Việc quy định áp dụng chế định trách nhiệm bồi thường liên đới trong trường hợp này là hợp lý. Chẳng hạn, Tại bản án số 1318/2006/DS-PT ngày 15/12/2006 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, theo nhận xét của Tịa án:

Chiếc xe đã được ơng Bính giao cho ơng Ngộ thông qua hợp đồng th tài sản. Ơng Bính đã giao hợp pháp cho ơng Ngộ sử dụng và chiếm hữu xe. Tai nạn xảy ra cũng do chính một phần lỗi của ơng Ngộ khi sử dụng xe ô tô là nguồn nguy hiểm cao độ, ông đã không tuân thủ theo quy định của pháp luật bỏ xe ra ngồi khơng khóa để cho Chiến bị tâm thần leo lên xe điều

khiển gây tai nạn. Việc Chiến bị tâm thần nhưng cha mẹ Chiến bà Loan, ông An cũng đã không quản lý con chặt chẽ nên hậu quả xảy ra cũng có một phần lỗi. Theo BLDS và Nghị quyết 01/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao thì ơng Ngộ và vợ chồng ông An, bà Loan phải cùng liên đới chịu trách nhiệm

Trong các dẫn chứng bản án, quyết định tác giả nêu trên, mặc dầu Tòa án đã áp dụng chế định “bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” theo quy định của BLDS năm 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn về “Bồi

thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” là “khơng chính xác” vì thiệt

hại không do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà là do hành vi của con người điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Theo tác giả Đỗ Văn Đại, việc này cần phát huy và là hướng giải quyết đáng được khích lệ khi mà luật pháp chúng ta chưa có một đạo luật riêng cho vấn đề bồi thường thiệt hại phát sinh do tai nạn giao thơng. Theo đó, tác giả Đỗ Văn Đại đề nghị, chúng ta nên xây dựng một chế định riêng cho việc bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông như một số nước đã làm; hoặc chúng ta quy định Điều 623 “Bồi

thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”, được áp dụng cho tai nạn giao

thông phát sinh do hành vi của người điều khiển phương tiện giao thông.32

Tác giả đồng ý với quan điểm trên của tác giả Đỗ Văn Đại. Bởi xét về góc độ văn bản, việc Tịa án áp dụng chế định nói trên là khơng thuyết phục nhưng xét về hệ quả thì bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại.

BLDS năm 2005 không quy định chủ thể chịu trách nhiệm liên đới đối với bồi thường thiệt hại do cây cối, nhà cửa cơng trình xây dựng khác gây ra. Liệu trong thực tế có phát sinh chủ thể liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với thiệt hại do cây cối, nhà cửa công trình xây dựng khác gây ra hay khơng?

Thực tiễn xét xử, cách đây hơn 10 năm, bản án số 30/DSST ngày 24/7/2002 của Tòa án nhân dân Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh đã buộc chủ nhà cùng người thi công liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu ngôi nhà liền kề do cơng trình xây dựng trong q trình thi cơng đã gây thiệt hại cho người đó.

Hay gần đây nhất, theo Quyết định số 19/2012/DS-GĐT ngày 13/01/2012 của Tòa án nhân dân tối cao cho rằng: Việc Tịa án sơ thẩm và phúc thẩm khơng đưa đơn vị thi cơng cơng trình tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan để làm rõ trách nhiệm gây thiệt hại và trách nhiệm liên đới bồi

32

thường cho người bị thiệt hại là thiếu xót. Đây là lý do mà Tịa giám đốc thẩm đã hủy án. Như vậy, Tòa giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao theo hướng chủ sở hữu và người thi công liên đới bồi thường thiệt hại gây ra.

Đồng ý với hướng xét xử của thực tiễn nói trên, tác giả Đỗ Văn Đại cho rằng: “Quyết định xây dựng là của chủ đầu tư nhưng công việc của người thầu cũng

ảnh hưởng đến người bên cạnh. Để tạo điều kiện cho người bị thiệt hại, phải chăng chúng ta nên buộc cả hai liên đới chịu trách nhiệm bồi thường?”33

Theo tác giả Phạm Kim Anh, trong trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, giữa hành vi của chủ thể với thiệt hại thực tế xảy ra có thể khơng tồn tại mối quan hệ nhân quả trực tiếp mà tồn tại mối quan hệ nhân quả gián tiếp. Thay vì xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra, cần xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi các chủ thể. 34

Chẳng hạn, giữa hành vi của người trực tiếp gây ra thiệt hại với hành vi của chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng có tồn tại mối quan hệ nhân quả. Mặc dầu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng không trực tiếp để tài sản gây ra thiệt hại, nhưng là yếu tố nguyên nhân gián tiếp gây ra thiệt hại bởi họ phải có trách nhiệm trơng coi, bảo quản đối với tài sản của mình do pháp luật quy định.

Tác giả đồng ý với các quan điểm trên, mặc dù, xét dưới góc độ văn bản thì điều này khơng phù hợp vì văn bản khơng quy định. Nhưng xét về mặt thực tế thì điều này phù hợp, bảo vệ kịp thời quyền lợi của người bị thiệt hại, đồng thời đặt ra yêu cầu trách nhiệm đối với người thi công. Đồng thời, đây cũng là một dạng “trách nhiệm nghiêm ngặt” được áp dụng với chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu sử dụng tài sản như đã phân tích ở trên. Do đó, họ phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm liên đới bồi thường do tài sản gây ra còn đặt ra đối với đồng sở hữu tài sản, tài sản chung của vợ chồng.

33 Đỗ Văn Đại (2010), tlđd 17, tr. 636.

34

Kết luận chƣơng 2.

1. Hiện nay, đa số hệ thống pháp luật các nước trên thế giới đều xem căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra không cần yếu tố lỗi, mặc dù hệ thống pháp luật các nước tiếp cận vấn đề này khác nhau.

2. Trong các điều luật của BLDS năm 2005 quy định liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, cũng không đề cập đến yếu tố lỗi là điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Theo đó điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản gây ra hội đủ ba điều kiện:

Thứ nhất, có thiệt hại thực tế xảy ra;

Thứ hai, có sự kiện gây ra thiệt hại trái pháp luật;

Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện gây ra thiệt hại trái pháp luật và thiệt hại thực tế xảy ra.

Yếu tố lỗi không phải là điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mà yếu tố lỗi chỉ để xem xét đến chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường, trách nhiệm bồi thường riêng rẽ hay liên đới của các chủ thể, ấn định mức bồi thường.

3. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật hiện hành, thứ nhất chủ thể chịu trách nhiệm riêng rẽ, thứ hai chủ thể chịu trách nhiệm liên đới gồm có Chủ sở hữu; người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, quản lý, sử dụng; người chiếm hữu, sử dụng tài sản trái pháp luật.

Ngoài ra thực tiễn xét xử mở rộng chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường không chỉ là người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, quản lý, sử dụng tài sản mà là người được giao chiếm hữu, quản lý, sử dụng tài sản nói chung.

Hướng điều chỉnh này dựa trên nguyên tắc “Ai hưởng dụng từ tài sản phải có nghĩa vụ do tài sản gây ra”. Đây là một phần nội dung của trách nhiệm nghiêm ngặt mà các nước trên thế giới đã áp dụng.

4. Nội dung của trách nhiệm nghiêm ngặt là không cần chứng minh yếu tố

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)