Có thiệt hại thực tế xảy ra

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34 - 35)

2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản gây ra

2.1.1. Có thiệt hại thực tế xảy ra

Về nguyên tắc chung quy định tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng chỉ phát sinh khi phải có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại vừa là điều kiện xác định trách nhiệm, vừa là điều kiện cần thiết để xác định mức bồi thường thiệt hại. Đó là điều kiện đầu tiên của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Dựa trên nguyên tắc chung này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, điều kiện đầu tiên phải có thiệt hại thực tế xảy ra.

Theo quy định pháp luật hiện hành, đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, thì đối tượng bị xâm phạm chỉ bao gồm tính mạng, sức khỏe và tài sản. Bởi đối tượng danh dự, nhân phẩm và uy tín khơng thuộc phạm vi tác động của tài sản. Vì thế, thiệt hại xảy ra chỉ có thể liên quan đến tính mạng, sức khỏe, tài sản chứ không liên quan đến danh dự, nhân phẩm, uy tín. Mặc dù, khi tính mạng, tài sản, sức khỏe của chủ thể bị thiệt hại do tài sản gây ra, có thể dẫn đến tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại hay người thân của người bị thiệt hại. Trong những trường hợp như thế, việc xác định thiệt hại sẽ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.

Cách xác định thiệt hại vẫn dựa trên nguyên tắc xác định thiệt hại của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung. Chẳng hạn: Liên quan đến thiệt hại về sức khỏe, căn cứ theo Điều 609 BLDS 2005, gồm những chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại. Ngoài ra căn cứ theo quy định tại mục II, Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng. Theo quy định tại Điều 621 BLDS, thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được xác định: “Trong trường hợp người bị thiệt

hại mất tồn bộ khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường cho đến khi chết”

Hay thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, căn cứ vào Điều 610 BLDS 2005 và theo quy định tai tiểu mục 2.4 thuộc mục II, Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, khoản tiền bù đắp về tổn thất tinh thần do tính mạng bị xâm phạm được xác định gồm những người thân thích của người thiệt hại về tính mạng là tồn bộ những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, mà theo quy định tại Điều 676 BLDS 2005 gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại về tính mạng. Trong trường hợp khơng có những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại.

Khi yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, thì về nguyên tắc chung, người yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh sự tồn tại của thiệt hại do tài sản gây ra. Vấn đề này đã được Bộ luật tố tụng dân sự quy định tại khoản 1 Điều 6: “Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh

cho u cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp”.

Đồng thời được cụ thể hóa đối với chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP về nghĩa vụ chứng minh của các đương sự: “Người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt

hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại”.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)