Đối tượng bị xâm phạm

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30 - 33)

1.2. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản gây ra

1.2.3. Đối tượng bị xâm phạm

Căn cứ vào cơ sở pháp lý thì đối tượng bị xâm phạm trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung là tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín.

Tuy nhiên, đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, thì đối tượng bị xâm phạm chỉ bao gồm tính mạng, sức khỏe và tài sản. Bởi đối tượng danh dự, nhân phẩm và uy tín khơng thuộc phạm vi tác động của tài sản.

Vấn đề này, chúng ta cũng biết rằng tài sản là vật vô tri, vơ giác khơng có nhận thức để xâm phạm đến uy tín, danh dự hay là nhân phẩm của con người. Hay nói cách khác, danh dự, nhân phẩm, uy tín gắn liền với chủ thể cá nhân, tổ chức được

11 Dẫn theo Bùi Thị Thanh Hằng, Đỗ Giang Nam, (2012), tlđd 10, tr.6.

12 Đinh Văn Thanh (2009), tlđd 6, tr.85.

13 Nguyễn Minh Tuấn (2009), “Bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo quy định của pháp luật Việt Nam và một số nước”, Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại. Vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội, tr.98.

xem như là một “giá trị nhân thân”. Theo đó, nếu như xâm phạm các giá trị nêu trên thường được thực hiện bởi hành vi của con người, bởi vì con người, chủ thể quan hệ pháp luật mới có nhận thức đầy đủ, để có thể lý giải vì sao họ xâm phạm đến “giá trị nhân thân” của chủ thể khác, với mục đích gì dù cố tình hay vơ tình.

Do đó, đối tượng bị xâm phạm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ bao gồm tính mạng, sức khỏe và tài sản. Mặc dù, khi tính mạng, tài sản, sức khỏe của chủ thể bị thiệt hại do tài sản gây ra, có thể dẫn đến tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại hay người thân của người bị thiệt hại. Trong những trường hợp như thế, việc xác định thiệt hại sẽ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.

Kết luận chƣơng 1.

1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự phát sinh giữa các các bên, mà trong đó có một bên phải chịu trách nhiệm bồi thường không chỉ đối với những thiệt hại mà mình gây ra, mà ngay cả những thiệt hại gây ra do tác động của người mà họ có trách nhiệm giám hộ và những tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý của họ. Thiệt hại bồi thường bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.

2. Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường là khi hội tụ 4 đặc điểm: có hành vi trái pháp luật, có thiệt hại xảy ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại; lỗi. Trong đó lỗi là gì thì BLDS 2005 khơng có định nghĩa. Hầu hết các tác giả đều quan niệm lỗi là trạng thái, tâm lý của người gây ra thiệt hại bằng hành vi của mình. Một số tác giả khác cho rằng lỗi là sự quan tâm không đúng mức. Theo sự phát triển của luật pháp Việt Nam, phạm vi lỗi dần dần đã thu hẹp lại. Hiện nay có ý kiến cho rằng nên bỏ quy định lỗi trong căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường. Bởi lẽ: Dưới góc độ thực tiễn, trong nhiều bản án bồi thường thiệt hại, tịa án thường ít quan tâm đến yếu tố lỗi. Dưới góc độ so sánh, theo pháp luật nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là khối EU thì yếu tố lỗi khơng là điều kiện để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong nhiều trường hợp.

Theo đó, điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường bao gồm: có hành vi trái pháp luật, có thiệt hại xảy ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại. Yếu tố lỗi không là điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường mà đóng vai trị trong việc ấn định mức bồi thường, xác định chủ thể chịu trách nhiệm riêng rẽ hay liên đới.

3. Dựa trên nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo quy định của luật dân sự hiện hành được hiểu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi tài sản là nguyên nhân gây ra thiệt hại như cây cối đổ gẫy gây thiệt hại, nhà cửa, cơng trình xây dựng bị sụt đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại, súc vật gây thiệt hại, hay hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại.

4. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra dựa trên nguyên tắc “Ai hưởng dụng từ tài sản phải có nghĩa vụ do tài sản gây ra”. Theo đó, về mặt nguyên tắc trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về chủ sở hữu, người được giao quản lý, sử dụng tài sản trừ trường hợp thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng, do lỗi của người thứ ba, hoặc do lỗi của người bị thiệt hại.

CHƢƠNG 2.

ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH VÀ CHỦ THỂ CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO TÀI SẢN GÂY RA

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)