Chủ thể là chủ sở hữu đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 47 - 48)

2.2. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản gây ra

2.2.1. Chủ thể là chủ sở hữu đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản

Theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu là người có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản theo ý chí của mình. Điều 165 BLDS 2005 quy định nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu: “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của

mình đối với tài sản nhưng khơng được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác” Khi có

thiệt hại do tài sản gây ra, trước tiên người ta nghĩ đến trách nhiệm của chủ sở hữu

24

trong việc bảo vệ lợi ích chung, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Vì vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt được đặt ra trước hết cho chủ sở hữu, trừ trường hợp chủ sở hữu chứng minh được trách nhiệm thuộc về người khác, do sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi của người bị thiệt hại.

Trường hợp xác định rõ tài sản đó có chủ sở hữu và chính chủ sở hữu đó đang trực tiếp chiếm hữu quản lý, sử dụng thì chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm khi tài sản gây thiệt hại. Điều này đã được Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn cụ thể tại điểm a, mục 2 phần III: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm

cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sở hữu đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là đang thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; khai thác công dụng,, hưởng hoa lợi, lợi tức từ nguồn nguy hiểm cao độ”.

Vận dụng quy định này, tại Quyết định số 10/2007/HS-GĐT ngày 7/5/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cho rằng: “Tòa án cấp sơ thẩm và

Tòa án cấp phúc thẩm buộc Huỳnh Thanh Bình và Nguyễn Văn Tấn Đạt liên đới bồi thường là không đúng, bởi lẽ Nguyễn Văn Tấn Đạt giao xe mơ tơ cho Huỳnh Thanh Bình điều khiển nhưng Đạt vẫn ngồi sau xe, Bình điều khiển xe thế nào vẫn phải phụ thuộc vào ý chí của Đạt; do đó, Đạt vẫn đang là người chiếm hữu, sử dụng chiếc xe mô tô này. Theo hướng dẫn tại điểm a, mục 2, phần III Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/4/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (nay là Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006) thì Đạt vẫn là người bồi thường toàn bộ thiệt hại”

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)