3.3. Kiến nghị
3.3.2. Phương hướng hoàn thiện và các giải pháp cụ thể cho chế định trách nhiệm bồ
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra
Nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp của người bị thiệt hại, đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản, tác giả kiến nghị:
Trước hết, đối với những thiệt hại do tài sản gây ra, cần áp dụng chế độ trách
nhiệm không cần lỗi dựa trên tính chất nguy hiểm mà tài sản mang lại, đó là trách nhiệm nghiêm ngặt. Trách nhiệm nghiêm ngặt, thực chất là loại trách nhiệm quy định không cần yếu tố lỗi của chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản để tài sản của mình gây ra thiệt hại.
Thực tế trách nhiệm nghiêm ngặt đã thể hiện trong BLDS 2005, đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại không cần yếu tố lỗi. Yếu tố lỗi không phải là điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mà yếu tố lỗi chỉ để xem xét đến chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường, trách nhiệm bồi thường riêng rẽ hay liên đới của các chủ thể, ấn định mức bồi thường mà tác giả đã phân tích tại phần 2.1 “Điều kiện
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra.”
Theo đó, điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra bao gồm: Có thiệt hại xảy ra; Có sự kiện gây ra thiệt hại trái pháp luật; Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và sự kiện gây ra thiệt hại trái pháp luật.
Thứ hai, chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra được BLDS năm 2005 quy định theo hướng liệt kê thì khơng hợp lý. Bởi vì trong thực tế có thể sẽ xuất hiện nhiều trường hợp do tài sản gây ra mà luật không quy định. Nên chăng chúng ta xây dựng nguyên tắc chung như PETL đã làm, song song với hướng liệt kê của BLDS năm 2005 hiện hành.
Theo đó, chúng ta xây dựng điều khoản chung về trách nhiệm chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản để tài sản của mình sở hữu, quản lý, sử dụng gây ra thiệt hại cho người khác.
Đồng thời chúng ta bổ sung, hồn thiện các điều luật có sẵn của BLDS năm 2005 như đã phân tích phần 3.1. “Bất cập trong qui định của pháp luật về trách
Cụ thể:
Điều BLDS năm 2005 Kiến nghị bổ sung, sửa đổi BLDS năm 2005
Điều khoản chung
1. Nếu thiệt hại phát sinh từ đặc tính nguy hiểm của một tài sản hoặc từ những hoạt động có tính nguy hiểm bất thường, thì chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
2. Một tài sản hay một hoạt động được coi là nguy hiểm nếu:
a. Nó tạo ra một mối nguy hiểm cao độ và có thể dự báo trước được, ngay cả khi tất cả các sự cẩn trọng cần thiết đã được thực hiện trong việc quản lý nó. b. Nó khơng phải là hoạt động phổ biến
Đ 608
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
1. Tài sản bị mất;
2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
1. Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm: Tài sản bị mất; Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng; Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
2. Ngƣời chịu trách nhiệm bồi thƣờng trong trƣờng hợp tài sản của ngƣời khác bị xâm phạm phải bồi thƣờng thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho ngƣời có tài sản bị xâm phạm nếu ngƣời này chứng minh đƣợc có tổn thất về tinh thần. Mức
bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu
không thoả thuận được thì mức tối đa khơng quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.41
Đ 623
Bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy cơng nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật. 2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi khơng có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế
Bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3.Chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi khơng có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có
41 Tác giả đồng ý với quan điểm bổ sung Điều 608 BLDS 2005 của nhóm nghiên cứu Trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh về sửa đổi BLDS 2005 do Đỗ Văn Đại (chủ biên).
cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
quy định khác.
4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Khi chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Đ 625
Bồi thƣờng thiệt hại do súc vật gây ra
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hồn tồn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường.
2. Trong trường hợp người thứ ba hồn tồn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải
Bồi thƣờng thiệt hại do súc vật gây ra
1. Chủ sở hữu, ngƣời đƣợc giao chiếm hữu, quản lý, sử dụng súc vật
phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác, trừ trƣờng hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của ngƣời bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.
2. Trong trường hợp người thứ ba hồn tồn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu, ngƣời đƣợc giao chiếm hữu, quản lý, sử dụng súc vật cùng có lỗi thì phải liên
đới bồi thường thiệt hại.
3. Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở
bồi thường;
4. Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
hữu, ngƣời đƣợc giao chiếm hữu, quản lý, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thƣờng thiệt hại.
4. Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu, ngƣời đƣợc giao chiếm hữu,
quản lý, sử dụng súc vật đó phải bồi
thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Đ 626
Bồi thƣờng thiệt hại do cây cối gây ra
Chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do cây cối đổ, gẫy gây ra, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.
Bồi thƣờng thiệt hại do cây cối gây ra
Chủ sở hữu, ngƣời đƣợc giao chiếm hữu, quản lý, sử dụng cây cối phải
bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra
hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.
Đ627
Bồi thƣờng thiệt hại do nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây ra
Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà
cửa, cơng trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa, cơng trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hƣ hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.
Bồi thƣờng thiệt hại do nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây ra
Chủ sở hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, cơng trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà
cửa, cơng trình xây dựng khác đó gây ra, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra
hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.
Khi ngƣời thi cơng có lỗi trong việc để nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thƣờng.42
42 Tác giả đồng ý với kiến nghị của tác giả Phạm Kim Anh trong Luận án Trách nhiệm dân sự liên đới bồi
thường thiệt hại trong pháp luật dân sự Việt Nam và Đỗ Văn Đại trong Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam, Bản án và bình luận bản án như đã phân tích ở phần 2.2.4 chủ thể liên đới
Kết luận chƣơng 3.
Nếu như ở Chương 1 và Chương 2 là sự nghiên cứu về chế định “trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra” trên cơ sở một số vấn đề lý luận chung và quy định pháp luật hiện hành thì Chương 3 đi sâu vào vào phân tích những bất cập của quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn xét xử của các Tòa án thơng qua việc phân tích các bản án trên thực tiễn.
Trên cơ sở thực tiễn áp dụng pháp luật có cách nhìn tổng qt từ quy định pháp luật đến thực tiễn áp dụng pháp luật. Có thể nói rằng, khơng phải lúc nào quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật thống nhất với nhau. Có trường hợp thực tiễn đã áp dụng những điều luật điều chỉnh một vấn đề này để giải quyết một vấn đề khác vì nhiều lý do khác nhau, một trong những lý do nhằm bảo vệ người bị thiệt hại, nâng cao trách nhiệm của chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, quản lý, sử dụng tài sản.
Có thể nói rằng, một mặt nào đó Tịa án áp dụng pháp luật có hướng đi rất thuyết phục mặc dầu quy định pháp luật hiện hành chưa thật sự hoàn thiện.
Việc phân tích bất cập của những quy định pháp luật hiện hành về chế định “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra” cũng như việc đi vào tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật, đối chiếu, so sánh với pháp luật của các nước trên thế giới về chế định này để có cách nhìn tổng quát hơn.
Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị về chế định “trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra” nhằm hoàn thiện chế định “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng” nói riêng và BLDS năm 2005 nói chung.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở tìm hiểu các tài liệu, các đề tài nghiên cứu, các buổi tọa đàm khoa học, các báo cáo tổng kết về việc sửa đổi BLLDS năm 2005 về chế định “trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra” nói riêng và chế định “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng” nói chung, tác giả đã lấy cơ sở đó để thực hiện luận văn của mình. Theo đó, luận văn đã làm được những việc như:
Thứ nhất, Chương 1, luận văn tập trung nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm về
chế định “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng” nói chung và chế định “trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra” nói riêng.
Thứ hai, trên cơ sở lý luận chung về chế định “trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do tài sản gây ra”, tác giả đi sâu vào phân tích các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường hại do tài sản gây ra và chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời đối chiếu, so sánh với quy định của pháp luật các nước trên thế giới về chế định “trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra”. Trên cơ sở đó có cái nhìn tổng qt về việc pháp luật hiện hành Việt Nam quy định về chế định này với pháp luật các nước trên thế giới nhằm tìm ra hướng đi chung trong xu thế hiện nay.
Thứ ba, luận văn tìm ra những điểm bất cập, thiếu sót của quy định pháp luật hiện hành về chế định “trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra”. Đồng thời tìm hiểu, phân tích việc áp dụng chế định này của các Tịa án trong thực tiễn xét xử, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện chế định “trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra” nói riêng và chế định “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng” nói chung. Nhằm góp phần bổ sung, sửa đổi BLDS năm 2005 theo quan điểm của Đảng và Nhà nước, cũng như nhu cầu thực tiễn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 (sửa đổi), NXB Chính trị quốc gia.
2. Bộ luật Dân sự Việt Nam 1995, NXB Chính trị Quốc gia. 3. Bộ luật dân sự nước Việt Nam 2005, NXB Chính trị Quốc gia.