3.3. Kiến nghị
3.3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tà
hại do tài sản gây ra
Qua nghiên cứu các quy định của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra trong pháp luật của các nước, Bộ nguyên tắc chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng châu Âu năm 2005 PELT và Bộ tham khảo khung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng DCFR, đối chiếu với các quy định của BLDS Việt Nam 2005 đều có chung xu hướng là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại thông qua chế độ “trách nhiệm nghiêm ngặt”.
Nội dung của trách nhiệm nghiêm ngặt là không cần chứng minh yếu tố lỗi hoặc trong một số trường hợp nghĩa vụ chứng minh chuyển từ phía người bị thiệt hại sang phía người phải bồi thường thiệt hại. 39
Mặc dù cách thể hiện, quy định các điều luật khác nhau. Chẳng hạn:
Hệ thống pháp luật Common Law mà điển hình là Hoa Kỳ khơng có quy định riêng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản gây ra. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp khi tài sản gây ra thiệt hại, đối tượng tác động mà luật hướng tới điều chỉnh chính là hành vi sử dụng, quản lý tài sản của chủ sở hữu,
39
người quản lý, sử dụng và được xem xét theo một trong hai loại trách nhiệm đó là: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do bất cẩn, hoặc trách nhiệm nghiêm ngặt.
Như đã phân tích chương 2, đối với Pháp thì có ngun tắc chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra – Nguyên tắc không dựa trên lỗi. Hay nói cách khác đây là là Trách nhiệm nghiêm ngặt được áp dụng đối với chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, quản lý, sử dụng tài sản để tài sản của mình gây ra thiệt hại.
Ngược lại với Pháp, BLDS Đức do chịu sự chi phối của nguyên tắc chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Trách nhiệm dựa trên yếu tố lỗi – cho nên trách nhiệm nghiêm ngặt chỉ áp dụng trong những trường hợp được pháp luật Đức quy định cụ thể. Trách nhiệm này dựa trên sự rủi ro, xuất phát từ quan điểm, người nào đang sử dụng những vật nguy hiểm tiềm tàng, mặc dù những vật này vẫn được xem là có ích cho xã hội, phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vật đó gây ra, bất kể người đó có lỗi hay khơng. Tuy nhiên, do khơng có quy tắc chung của trách nhiệm nghiêm ngặt cho tất cả trường hợp thiệt hại do tài sản gây ra, các nhà lập pháp của Đức thận trọng giữ hẹp phạm vi của các quy định về trách nhiệm nghiêm ngặt.
Hay trong đề xuất của mình, Bộ nguyên tắc chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng châu Âu năm 2005 PETL (Principles of European Tort Law) lựa chọn nguyên tắc điều khoản chung duy nhất về “trách nhiệm nghiêm ngặt” quy định tại Điều 5:101(1): “Người thực hiện các hoạt động có tính nguy hiểm bất thường phải chịu trách nhiệm nghiêm ngặt đối với các thiệt hại do nguy cơ tiềm tàng của những hoạt động đó gây ra”. Đồng thời PETL đưa ra các tiêu chí đánh giá hoạt động được xem là có tính nguy hiểm bất bình thường gồm:
a)Nó tạo ra một mối nguy hiểm cao độ và có thể dự báo trước được, ngay cả khi tất cả các sự cẩn trọng cần thiết đã thực hiện trong việc quản lý nó
b) Nó khơng phải là hoạt động phổ biến.
Theo PETL, yếu tố quyết định để quy trách nhiệm nghiêm ngặt không phải là hành vi của con người mà là sự kiểm sốt của người đó đối với các hoạt động nguy hiểm. Vì vậy, trách nhiệm có thể được áp đặt ngay cả khi nó diễn ra là do lỗi của người khác trong việc quản lý, vận hành nó. Đồng thời theo PETL thì dường như hoạt động của phương tiện giao thông không phải là hoạt động chịu sự chi phối của chế định trách nhiệm nghiêm ngặt. Mặc dầu, hoạt động của các phương tiện giao thơng rõ ràng có tính chất nguy hiểm bất thường, có nguy cơ xảy ra tai nạn cao ngay
cả khi người điều khiển thực hiện tất cả sự cẩn trọng cần thiết. Nhưng tại Điều 5:102 PETL đã mở rộng phạm vi áp dụng chế độ trách nhiệm nghiêm ngặt, bằng cách cho phép các quốc gia thành viên được quy định thêm các hoạt động nào đặt dưới chế độ trách nhiệm nghiêm ngặt. Hầu hết các quốc gia Châu Âu đều xem các hoạt động phương tiện giao thơng là hoạt động có khả năng nguy hiểm cao, phải chịu sự chi phối của chế độ trách nhiệm nghiêm ngặt.
Ngược lại với PETL, Bộ tham khảo khung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng DCFR (Draft Common Frame of Reference), họ không sử dụng điều khoản chung mà đưa ra nguyên tắc liệt kê. Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân loại như sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cố ý; Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do bất cẩn và Trách nhiệm nghiêm ngặt.
Đối với chế độ Trách nhiệm nghiêm ngặt, DCFR xác định theo hướng liệt kê chủ yếu liên quan đến đối tượng gây thiệt hại là tài sản được xem là có độ nguy hiểm cao hơn mức bình thường bao gồm: điều VI - 3:202 Thiệt hại do tình trạng khơng an tồn của bất động sản gây ra; điều VI - 3:203 Thiệt hại do động vật gây ra;điều VI – 3:204 Thiệt hại do sản phẩm bị khuyết tật gây ra; điều VI – 3:205 Thiệt hại do phương tiện giao thông cơ giới gây ra và điều VI – 3:206 Thiệt hại do các chất hoặc khí thải nguy hại gây ra.40
Điểm chung của PELT và DCFR là đưa ra các quy định về trách nhiệm nghiêm ngặt, kể cả chế độ một điều khoản chung hay chế độ liệt kê các loại trách nhiệm nghiêm ngặt không đầy đủ, nhằm mục đích hồn thiện chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản gây ra.
Riêng đối với Việt Nam, trong các điều luật của BLDS năm 2005 quy định liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, cũng không đề cập đến yếu tố lỗi là điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
BLDS năm 2005 điều chỉnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo hướng chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trừ trường hợp thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng, do lỗi của người thứ ba hoặc do lỗi của người bị thiệt hại. Hướng điều chỉnh này dựa trên nguyên tắc “Ai hưởng dụng từ tài sản phải có nghĩa vụ do tài sản gây ra”. Đây là một phần nội dung của trách nhiệm nghiêm ngặt mà các nước trên thế giới đã áp dụng.
40