3.2. Thực tiễn giải quyết về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản gây ra
3.2.1. Về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Vụ việc thứ nhất: Bản án số 33/2012/DSST ngày 29/8/2011 về việc bồi thường thiệt hại tài sản của Tòa án nhân dân thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Nội dung bản án: Nguyên đơn: Xe khách Khánh Hịa. Bị đơn: Ơng Bùi Văn
Hiệu và ông Lô Phúc Đường.
36 Đỗ Văn Đại, Lê Hà Huy Phát (2012), “Bồi thường thiệt hại do nhà cửa cơng trình xây dựng khác gây ra”, Khoa học pháp lý (05), tr.78.
Ơng Bùi Văn Hiệu được cơng ty cổ phần xe khách Khánh Hòa ký hợp đồng làm lái xe, ông Lô Phúc Đường được công ty cổ phần xe khách Khánh Hòa hợp đồng miệng làm phụ xe trong một thời gian đã khá dài. Vào ngày 29/12/2010, công ty xe khách Khánh Hịa có lệnh điều xe ơ tô biển số 79D-8539 và 02 nhân viên lái xe là Bùi Văn Hiệu kiêm quản lý xe và Nguyễn Thi lên xe vận doanh. Phía xe khách Khánh Hịa cho rằng: Trong q trình vận doanh, ơng Bùi Văn Hiệu đã cho ông Thi xuống xe mà khơng báo về phịng điều hành biết để bố trí lái xe khác tăng cường, dẫn đến việc khi mệt, ông Hiệu đã tự ý giao xe cho ơng Lơ Phúc Đường lái thì xảy ra tai nạn với xe 79D-5861 và lao vào cửa hàng Thanh Tú bên đường gây thiệt hại.Chi phí sửa chữa xe 79D-5861 là 10.000.000đ và xe 79D- 8539 là 103.158.000đ. Nay nguyên đơn yêu cầu bị đơn tổng chi phí sửa chữa 02 xe ơ tơ nêu trên là 113.158.000đ.
Hội đồng xét xử xác định ông Bùi Văn Hiệu đã được chủ nguồn nguy hiểm cao độ giao cho chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Ông Bùi Văn Hiệu trong thẩm quyền của mình đã tự ý giao xe cho ơng Lơ Phúc Đường lái gây ra tai nạn. Vì vậy các bị đơn (ông Hiệu và ông Đường) phải có nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại tài sản cho các chủ sở hữu tài sản đã bị xâm phạm tài sản. Do nguyên đơn đã bồi thường cho chủ xe 79D-5861 là 10.000.000đ và thiệt hại xe 79D-8539 là 103.158.000đ có chứng từ hóa đơn nên yêu cầu của nguyên đơn buộc 02 bị đơn phải liên đới bồi thường cho mình 113.158.000đ là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật.
Hội đồng xét xử vận dụng Điều 608 và Điều 623 BLDS 2005: Buộc ông Bùi Văn Hiệu và ông Lô Phúc Đường phải liên đới bồi thường cho cơng ty xe khách Khánh Hịa 113.158.000đ.
Vụ việc thứ hai: Bản án số 99/2007/DS-HSST ngày 24/10/2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương.Nội dung bản án: Nguyễn Văn Tấn Đạt điều khiển
xe Wave có dung tích xi- lanh 100cm3 (xe do Đạt đứng tên chủ quyền) chở Huỳnh Thanh Bình để bán nắp chai bia. Khi đến nơi Đạt vào quán bán nắp chai bia cịn Bình ngồi trên xe. Khi Đạt quay trở ra thì Bình nói với Đạt để Bình chở về, Đạt đồng ý. Bình mở cơng tắc xe, nổ máy cho xe chạy. Chạy một đoạn Bình phát hiện bà Võ Thị Bảy điều khiển xe đạp phía trước chạy cùng chiều. Do khơng làm chủ tốc độ nên trục bánh trước bên phải xe honda máng vào gấp trước bên trái xe đạp của bà Bảy làm hai xe ngã xuống đường. Tai nạn xảy ra làm bà Bảy chết.
Theo đó, bản án hình sự sơ thẩm số 318/HSST ngày 22/11/2004 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương và bản án hình sự phúc thẩm số 674/HSPT ngày 25/4/2005 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Về phần trách nhiệm dân sự: Buộc bị cáo Huỳnh Thanh Bình và Nguyễn Văn Tấn Đạt liên đới bồi thường cho đại diện hợp pháp của bị hại là ơng Lê Bình.
Kết quả Quyết định giám đốc thẩm số 10/2007/HS-GĐT ngày 07/5/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: Hủy bản án hình sự phúc thẩm số 674/HSPT ngày 24/5/2005 của Tịa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và bản án hình sự sơ thẩm số 318/HSST ngày 22/11/2004 của Tịa án nhân dân tỉnh Bình Dương về phần phán quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại; giao hồ sơ cho Tịa án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cho rằng: Về phần trách nhiệm dân sự, Tòa án cấp sơ thẩm và Tịa án cấp phúc thẩm buộc Bình và Đạt liên đới bồi thường là khơng đúng, bởi lẽ Đạt giao xe mơ tơ cho Bình điều khiển nhưng Đạt vẫn ngồi sau xe, Bình điều khiển xe như thế nào vẫn phải phụ thuộc vào ý chí của Đạt; đó đó, Đạt vẫn đang là người chiếm hữu, sử dụng chiếc xe mô tô này. Theo hướng dẫn tại điểm a, mục 2, phần III Nghị quyết số 0/2004/NQ-HĐTP ngày 28/4/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (nay là Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006) thì Đạt vẫn là người phải bồi thường toàn bộ thiệt hại”37
Theo đó, Hội đồng xét xử sơ thẩm của Tịa án nhân dân tỉnh Bình Dương xét thấy: Nguyên nhân cái chết của bà Võ Thị Bảy là do Huỳnh Thanh Bình điều khiển xe mơ tơ trên 100cm3, khơng có giấy phép lái xe, khơng làm chủ tốc độ đã gây ra tai nạn. Nguyễn Văn Tấn Đạt là chủ sở hữu của xe mơ tơ nói trên đã giao xe cho Huỳnh Thanh Bình điều khiển. Mặc dầu biết Bình là người chưa thành niên, khơng có giấy phép lái xe. Do đó, Tịa án vận dụng Điều 623 BLDS 2005 Buộc Nguyễn Văn Tấn Đạt phải có trách nhiệm bồi thường cho nguyên đơn dân sự là ơng Lê Bình..
37 Điểm a, mục 2, phần III Nghị quyết số 0/2004/NQ-HĐTP ngày 28/4/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (nay là Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006): “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sở hữu đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là đang thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, nhưng không được trái pháp luật đạo đức xã hội; khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ nguồn nguy hiểm cao độ”
Trong hai vụ việc nên trên, hoàn cảnh gây thiệt hại là do hành vi của người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm pháp luật về an tồn giao thơng. Hay nói cách khác là hành vi vi phạm của con người liên quan đến việc điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ. Tuy nhiên, các Tòa án đều áp dụng Điều 623 BLDS 2005 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà không vận dụng quy định chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Chúng ta biết rằng, Điều 623 BLDS 2005 quy định về “bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” thì chúng ta phải đứng trước sự kiện gây ra
thiệt hại là do tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Chẳng hạn: Thiệt hại do tự thân phương tiện giao thơng gây ra vì sự cố kỹ thuật như: xe nổ lốp, đứt phanh, gẫy trục chuyển hướng…trong khi đó người điều khiển phương tiện giao thơng khơng vi phạm pháp luật về an tồn giao thơng, thì điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại hội đủ các yếu tố: có thiệt hại xảy ra, sự kiện gây ra thiệt hại trái pháp luật là tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và sự kiện gây ra thiệt hại trái pháp luật, thì chúng ta vận dụng chế định “bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”. Ngược lại, nếu thiệt hại xảy ra do lỗi của người điều khiển phương tiện giao thơng như hai vụ việc nói trên thì theo ngun tắc chung thì áp dụng những quy định chung về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng.
Đồng tình với quan điểm trên, tác giả Lê Đình Nghị cho rằng: “…thiệt hại
phải do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu thiệt hại liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ mà không phả do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh thông thường”38
Chúng ta thấy rằng, thực tiễn xét xử hai bản án nêu trên, các Tòa án đã vận dụng chế định này cho cả thiệt hại do hành vi con người gây ra có liên quan đến việc sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ.
Vì vậy, nếu xét từ cơ sở căn cứ pháp lý thì việc Tịa án vận dụng chế định “bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” là khơng chính xác. Tuy nhiên, việc áp dụng này có lợi cho phía người bị thiệt hại, đảm bảo nguyên tắc bồi thường thiệt hại tồn bộ, nhanh chóng, kịp thời nên cần ủng hộ, khi mà chúng ta chưa xây dựng một chế định riêng cho việc bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông. Nên chăng có điều khoản riêng cho trách nhiệm bồi thường thiệt hại do phương tiện giao thông cơ giới gây ra?
3.2.2. Về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây ra
Vụ việc thứ nhất: Bản án số 28/DSPT ngày 24/02/2005 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội. Nguyên nhân khách quan thuộc về địa chất tại khu vực này. Về nguyên nhân chủ quan, trong khi thi công, nhà chị Ngọc (người yêu cầu bồi thường thiệt hại) không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép xây dựng, khơng có hồ sơ thiết kế, hồ sơ khảo sát địa chất. Theo hồ sơ hồn cơng thì nhà chị Ngọc làm móng cọc tre, lại làm trên đất nền yếu nên cũng ảnh hưởng: tự lún và bị tác động khi nền đất bị tác động. Vì vậy, cần xác định một phần lỗi thuộc về chị Ngọc. Đối với hộ ông Ngọc (người phải bồi thường thiệt hại), việc thi công của ông Ngọc không đúng quy định của giấy phép xây dựng, khơng có hồ sơ khảo sát địa chất, dùng móng bằng cọc tre cơng trình xây dựng có trọng tải lớn. Vì vậy, cần xác định ngun nhân chính chủ quan dẫn đến lún nứt nhà chị Ngọc là do việc thi cơng cơng trình nhà số 30 của hộ vợ chồng ơng Ngọc. Trong q trình thảo luận, nghị án Hội đồng xét xử thấy cần xác định tỷ lệ lỗi chủ quan như sau: nhà ch Ngc ẳ, nh ụng Ngc ắ. Trờn cơ sở đó, xác định số tiền hộ ơng Ngọc phải bồi thường thiệt hại cho hộ chị Ngọc”
Tại bản án này, Hội đồng xét xử vận dụng các quy định của BLDS 1995 như: Điều 272 “Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng”; Điều 273 “Nghĩa vụ bảo đảm an
tồn đối với cơng trình xây dựng liền kề”; Điều 609 “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại”; Điều 610 “Nguyên tắc bồi thường thiệt hại” và Điều 612 “Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.”
Như vậy, Tòa án Tối cao vận dụng các điều luật về “ nghĩa vụ tôn trọng quy
tắc xây dựng” kết hợp với phần chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này Tòa tối cao không vận dụng Điều 631 về Bồi thường thiệt hại do nhà cửa cơng trình xây dựng khác gây ra là hợp lý. Bởi vì để sử dụng Điều 631(Điều 627 BLDS 2005) thì chúng ta phải đứng trước hồn cảnh “nhà cửa, cơng trình xây dựng khác đó bị sụp
đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại”. Yếu tố này không tồn tại trong bản án nêu trên
nên tòa vận dụng phần chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại và nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng là hợp lý nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại. Khi mà Điều 627 BLDS năm 2005 hạn chế điều kiện là sự kiện tài sản gây thiệt hại chỉ là “nhà cửa, cơng trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại”.
Vụ việc thứ hai: Bản án phúc thẩm số 14/2006/DSPT ngày 13/01/2006 về việc bồi thường thiệt hại về tài sản của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Nội
dung bản án: Nguyên đơn (đại diện Nguyễn Dương Tùng) yêu cầu Hợp tác xã Hợp Lực (nay là Đinh Gia) phải bồi thường thiệt hại do việc xây dựng của Hợp tác xã làm lún nứt nhà của nguyên đơn.
Bản án sơ thẩm số 18/DSST ngày 29/7/2005 của Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng đã xử và quyết định áp dụng khoản 1,2 Điều 272 Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng, Điều 580 Trả tiền bảo hiểm, Điều 610 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại, Điều 631 Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây ra, BLDS 1995 buộc Hợp tác xã Hợp Lực (nay là Đinh Gia) phải bồi thường thiệt hại lún nứt nhà do xây dựng cho nguyên đơn. Sau đó, đại diện Hợp tác xã Đinh Gia có đơn kháng cáo khơng đồng ý với bản án sơ thẩm vì lý do phía ngun đơn khơng có giấy tờ sở hữu nhà hợp pháp, cũng như chưa có căn cứ để xác định việc lún nứt nhà của gia đình nguyên đơn trước hay sau khi Hợp tác xã xây dựng nên không chấp nhận phán quyết về mức bồi thường của bản án sơ thẩm.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử xét thấy: nhà của nguyên đơn ở liền kề với ngôi nhà 03 tầng của Hợp tác xã Đinh Gia. Hợp tác xã đã xây dựng, cải tạo lại nhà cũ thành 05 tầng khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép nên đã gây lún nứt, làm thiệt hại đến tài sản là nhà ở của các hộ liền kề trong đó có nhà nguyên đơn.
Mặt khác, theo các tài liệu có trong hồ sơ thể hiện tháng 8/2003 Chủ tịch UBND phường Vĩnh Tuy đã có quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính theo Quyết định số 223/QĐ-CT ngày 20/8/2003 xử phạt đối với Hợp tác xã Đinh Gia vì đã có hành vi vi phạm xây dựng, cải tạo nhà khơng có phép, u cầu Hợp tác xã đình chỉ xây dựng cơng trình và làm thủ tục xin phép xây dựng.
Đồng thời, trước khi tiến hành xây dựng, cải tạo trụ sở, phía Hợp tác xã cũng khơng tiến hành lập biên bản hiện trạng các nhà liền kề để làm cơ sở giải quyết khiếu nại khi việc thi cơng làm ảnh hưởng các cơng trình lân cận. Do đó, khơng có cơ sở để xác định nhà của nguyên đơn đã bị hư hỏng trước hay sau khi Hợp tác xã Đinh Gia xây dựng, cải tạo trụ sở. Ngoài ra, Hợp tác xã cũng đã thừa nhận nhà nguyên đơn bị lún nứt do việc xây dựng trụ sở của Hợp tác xã gây ra. Từ những nhận định trên, cấp phúc thẩm giữ nguyên các quyết định của án sơ thẩm về nội dung. Tuy nhiên cần sửa câu chữ trong cách tuyên án và điều luật áp dụng. Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội áp dụng các Điều 267 Nghĩa vụ tôn trong quy tắc xây
dựng, Điều 604 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; Điều 605 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại; Điều 608 Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm của BLDS 2005 buộc Hợp tác xã Đinh Gia do ông Đinh Văn Trường làm chủ nhiệm đại diện phải bồi thường thiệt hại về tài sản cho nguyên đơn.
Chúng ta thấy rằng, Hội đồng xét xử Tịa phúc thẩm đồng tình với nội dung xét xử của Tòa án sơ thẩm, nhưng khơng đồng tình với việc Tịa án sơ thẩm vận dụng các quy định của điều luật.
Ở đây, một lần nữa chúng ta thấy rằng Tòa án vận dụng Điều 267 “Nghĩa vụ
tôn trọng quy tắc xây dựng” làm căn cứ cho việc phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do xây dựng gây ra. Bởi nếu vận dụng Điều 627 BLDS 2005 (Điều 631