Chủ thể là người đã được chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng,

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 48 - 54)

2.2. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản gây ra

2.2.2. Chủ thể là người đã được chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng,

sử dụng, quản lý tài sản

Thực tế chủ sở hữu có thể trực tiếp chiếm hữu, sử dụng tài sản để khai thác cơng dụng, lợi ích, mặc khác bằng các hình thức như ủy quyền, cho thuê, cho mượn, chủ sở hữu cũng có thể chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản của mình cho người khác và đồng ý cho họ được sử dụng, quản lý tài sản của mình. Trong trường hợp này, vấn đề xác định người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản được đặt ra:

Thứ nhất, Nếu chủ thể là người đã được chủ sở hữu chuyển giao quyền

chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản theo hợp đồng giao dịch dân sự. Trong trường hợp này, quyền và nghĩa vụ giữa chủ sở hữu và người được chủ sở hữu giao quyền chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản được xác lập trên nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận không trái với pháp luật, đạo đức xã hội. Theo đó, sự cam kết thỏa thuận này có hiệu lực giữa các bên. Nếu có phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, thì phải dựa vào cam kết giữa các bên trong hợp đồng.

Nếu trong hợp đồng các bên khơng có điều khoản ai sẽ là người chịu trách nhiệm khi tài sản gây ra thiệt hại. Thì theo nguyên tắc chung, chủ thể đã được chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bởi vì, họ phải có nghĩa vụ trơng coi, quản lý tài sản, khơng để tài sản của mình gây thiệt hại cho người khác. Nếu họ chứng minh được lỗi không thuộc về họ, thì chủ sở hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, ngoại trừ trường hợp do lỗi của người thứ ba, do sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi của người bị thiệt hại, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu được miễn trừ.

Chẳng hạn, đối với việc bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, được quy định tại khoản 2 Điều 623 BLDS 2005: “Nếu chủ sở hữu đã giao cho

người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Như vậy, người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ

giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thỏa thuận khác khơng trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường. Cụ thể: Thỏa thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; thỏa thuận chủ sở hữu bồi thường thiệt hại trước, sau đó người được giao chiếm hữu, sử dụng sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường; ai có điều kiện về kinh tế hơn thì người đó thực hiện việc bồi thường thiệt hại trước.

Tuy nhiên, trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không đúng theo quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sở hữu phải bồi thường. Ví dụ: Chủ sở hữu biết người đó khơng có bằng lái xe ơtơ, nhưng vẫn giao quyền chiếm hữu, sử dụng cho họ mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường.25

25

Đối với vấn đề này, có tác giả cho rằng:

Việc giao xe mơtơ cho người khơng có bằng lái được coi là hành vi có lỗi trong việc để người khơng có bằng lái sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ và phải được áp dụng theo điểm 2 khoản 4 Điều 623 BLDS 2005. Theo đó, nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng mô tô, giao mơ tơ cho người khơng có bằng lái sử dụng mà gây thiệt hại thì phải liên đới cùng với người trực tiếp gây thiệt hại bồi thường.26

Trên thực tế, các Tòa án xét xử theo xu hướng này. Chẳng hạn, tại Quyết định số 14/2008/HS-GĐT ngày 28/8/2008 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, xét thấy:

Anh Khải (là chủ sở hữu xe mô tô) cho Tú mượn xe mô tô khi khơng biết rõ Tú có giấy phép lái xe hay khơng. Vì vậy anh Khải cũng có lỗi và phải có trách nhiệm cùng Tú liên đới bồi thường thiệt hại cho anh Hóa. Tịa án cấp sơ thẩm xác định anh Khải là người có liên quan đến vụ án là đúng, nhưng lại không buộc anh Khải liên đới bồi thường thiệt hại là không đúng với quy định của pháp luật và hướng dẫn tại điểm b, mục 2, phần III Nghị Quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Hay trước đó Quyết định số 83/HS-GĐT ngày 20/6/2002 của Tịa hình sự tịa án nhân dân tối cao tại phần xét thấy của Quyết định: “....anh Tuấn biết anh Đơng

khơng có giấy phép lái xe nhưng vẫn giao xe cho Đơng điều khiển gây tai nạn. Tịa án cấp sơ thẩm khơng buộc anh Tuấn có trách nhiệm liên đới với anh Đông bồi thường cho người bị hại là trái với quy định tại khoản 4 Điều 627 (BLDS 1995)”.

Như vậy, mặc dầu văn bản khơng quy định rõ ràng, nhưng các Tịa án vận dụng chế định trách nhiệm liên đới bồi thường trong trường hợp trên.

Tác giả đồng ý với quan điểm của Tác giả Phạm Kim Anh và xu hướng của các Tòa án. Bởi xét cho cùng, chúng ta phải đề cao nguyên tắc bồi thường nhanh chóng, kịp thời cho người bị thiệt hại. Do đó có nhiều người liên đới bồi thường thì người bị thiệt hại càng có cơ hội được bồi thường thiệt hại đầy đủ và kịp thời.

Đồng thời cũng áp dụng nguyên tắc “Ai hưởng dụng từ tài sản phải có nghĩa vụ do tài sản gây ra”. Trách nhiệm không chỉ đặt ra đối với chủ sở hữu, mà ngay cả đối với người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng tài sản phải có trách nhiệm đối với tài sản mà mình đang chiếm hữu, sử dụng.

26

Hoặc đối với việc bồi thường thiệt hại do nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây ra được quy định tại Điều 627 BLDS 2005: “Chủ sở hữu, người được chủ sở

hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, cơng trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa cơng trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng”

Như vậy, nếu cơng trình đang xây dựng mà gây thiệt hại thì phải xác định lỗi của chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, cơng trình xây dựng khác, trường hợp người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, cơng trình xây dựng khác, có lỗi để tài sản gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường thiệt hại.

Nếu người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, cơng trình xây dựng khác khơng có lỗi trong việc xảy ra thiệt hại thì người chủ sở hữu cơng trình phải bồi thường. Mặc dù, người chủ sở hữu cơng trình khơng có lỗi trong việc khai thác tài sản, nhưng thiệt hại xảy ra do tài sản của mình gây ra phải có trách nhiệm bồi thường.

Mặt khác, chủ sở hữu phải có nghĩa vụ tơn trọng quy tắc xây dựng khi xây dựng cơng trình. Theo đó, chủ sở hữu cơng trình phải phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an tồn, khơng được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh. Đồng thời khi có nguy cơ xảy ra sự cố đối với cơng trình xây dựng, ảnh hưởng đến bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu cơng trình phải cho ngừng ngay việc xây dựng, sửa chữa hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.27

Quy định này, nhằm nâng cao trách nhiệm của chủ sở hữu cơng trình. Hay nói cách khác, đây là một dạng “trách nhiệm nghiêm ngặt” dành cho chủ sở hữu tài sản khi để tài sản gây ra thiệt hại.

Trong trường hợp bồi thường thiệt hại do súc vật, cây cối gây ra, BLDS 2005 không đề cập đến trách nhiệm chủ thể là người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, quản lý sử dụng súc vật, cây cối.

Chẳng hạn, trong trường hợp súc vật, cây cối được giao cho người khác quản lý, sử dụng hợp pháp thông qua việc cho thuê, mượn, giao cho các nhà vận chuyển,

chuyên chở, giao cho người khác sử dụng và hưởng lợi…thì khi súc vật, cây cối gây thiệt hại, ai chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại?

Mặc dầu pháp luật hiện hành không quy định, nhưng ý kiến của một số chuyên gia cho rằng: “Nếu súc vật đã được chuyển cho người thứ ba quản lý, sử dụng (cho mượn hoặc cho thuê trâu, bò để cày, kéo chẳng hạn) mà súc vật đó gây thiệt hại cho người khác thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại” 28

Đồng ý với quan điểm trên, tác giả Phùng Trung Tập cho rằng:

Theo nguyên tắc nếu giữa chủ sở hữu và người thuê, mượn súc vật khơng có thỏa thuận với nhau về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra thì trách nhiệm đó đương nhiên thuộc về người thuê, mượn súc vật. Khẳng định này xuất phát từ căn cứ pháp luật là trong thời gian súc vật gây thiệt hại thì nghĩa vụ quản lý thuộc về người thuê, mượn và người thuê, mượn đang trực tiếp quản lý, đồng thời có trách nhiệm quản lý do hành vi quản lý súc vật hợp pháp mà dể chúng gây thiệt hại. 29

Tác giả đồng ý với các chuyên gia luật nói trên, thiết nghĩ vấn đề này được áp dụng chung cho trường hại thiệt hại do súc vật gây ra và trường hợp thiệt hại do cây cối gây ra khi chủ sở hữu cây cối đã chuyển giao việc quản lý, sử dụng cho chủ thể khác.

Thứ hai, nếu chủ thể là người đã được chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm

hữu, sử dụng, quản lý tài sản theo hợp đồng lao động. Nếu thiệt hại do tài sản gây ra trong quá trình người lao động quản lý, sử dụng tài sản theo nhiệm vụ được giao thì trách nhiệm bồi thường thuộc về chủ sở hữu tài sản. Chẳng hạn: Bản án số 477/2007/HSPT ngày 18/6/2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội nhận xét:

Trong vụ án này, Công ty cổ phần xây dựng số 21 Hà Tây là chủ sở hữu chiếc xe ô tơ Hundai Ben, biển kiểm sốt 33M-0700 là người đang trực tiếp quản lý và sử dụng chiếc xe này. Còn bị cáo Quỳnh là công nhân lái xe làm việc theo chế độ hợp đồng lao động đối với Cơng ty. Do đó, theo quy định pháp luật thì cơng ty xây dựng số 21 phải trực tiếp bồi thường thiệt hại cho bà Lan (đại diện hợp pháp của người bị hại) và chị Anh.

28 Hồng Thế Liên (chủ biên) (2009), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005 Tập II, NXB Chính trị quốc gia, tr.784.

29 Phùng Trung Tập (2009), Bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng, NXB Hà Nội, tr.270.

Ngược lại nếu người lao động trong quá trình quản lý, sử dụng tài sản, tự ý sử dụng vào mục đích cá nhân, mục đích khác khơng nằm trong phần nhiệm vụ được chủ sở hữu giao, thì khi có xảy ra thiệt hại do tài sản gây ra thì người quản lý, sử dụng phải tự chịu trách nhiệm bồi thường.

Thực tế cho thấy, không phải hành vi giao tài sản nào của chủ sở hữu tài sản cũng cho là đã giao chiếm hữu, sử dụng tài sản cho chủ thể khác. Tại điểm đ, mục 2, phần III Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP đối với việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: “ Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay khơng để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thường thiệt hại”.

Ví dụ: A là chủ sở hữu xe ơ tơ đã giao xe ơ tơ đó cho B. B lái xe ơ tơ tham gia giao thông đã gây ra tai nạn và gây thiệt hại thì cần phải phân biệt:

+ Nếu B chỉ được A thuê lái xe ơ tơ và được trả tiền cơng, có nghĩa B khơng phải là người chiếm hữu, sử dụng xe ơ tơ đó mà A vẫn chiếm hữu, sử dụng; do đó, A phải bồi thường thiệt hại.

+ Nếu B được A giao xe ô tô thông qua hợp đồng thuê tài sản, có nghĩa A khơng cịn chiếm hữu, sử dụng xe ô tô mà là B chiếm hữu, sử dụng hợp pháp; do đó, B phải bồi thường thiệt hại. Nếu trong trường hợp này được sự đồng ý của A, B giao xe ơ tơ đó cho C thơng qua hợp đồng cho thuê lại tài sản, thì C là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ơ tơ đó; đo đó, C phải bồi thường thiệt hại.

Theo đó, nếu một người được chủ sở hữu th lái xe, thì người lái xe khơng được xem là người chiếm hữu, sử dụng tài sản. Nếu có xảy ra thiệt hại do tài sản gây ra thì họ khơng phải chịu trách nhiệm bồi thường. Mặc dầu, theo nguyên tắc chung của luật dân sự, nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải có trách nhiệm bồi thường khi thiệt hại do tài sản mình chiếm hữu, sử dụng gây ra.

Có lẽ đây là trường hợp đặc thù riêng biệt được áp dụng đối với tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ. Có phải chăng đây là một dạng “trách nhiệm nghiêm ngặt” được đặt ra đối với chủ sở hữu khi tài sản họ sở hữu là một loại tài sản đặc thù có nguy cơ gây hại cao?

Như vậy, nếu người đã được chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản chứng minh họ khơng có lỗi thì chủ sở hữu tài sản gây ra thiệt

hại phải bồi thường. Nếu chủ sở hữu chứng minh được nguyên nhân gây ra thiệt hại là do sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi hoàn toàn của người bị thiệt hại hay do lỗi của người thứ ba thì sẽ khơng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại tài sản gây ra sẽ gắn với các chủ thể theo thứ tự. Đầu tiên là người chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản. Sau đó, là đến chủ sở hữu tài sản.

Đối với người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản thì chỉ phải chịu trách nhiệm khi có lỗi. Bản chất lỗi trong dân sự mang tính suy đốn, đương nhiên bị xem là có lỗi khi tài sản đang chịu sự quản lý, sử dụng của mình lại gây thiệt hại. Vì vậy, việc chứng minh khơng có lỗi thuộc về nghĩa vụ của người chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản. Nếu họ chứng minh được lỗi khơng thuộc về họ, thì chủ sở hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của mình gây ra.

Đối với chủ sở hữu của tài sản thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà không căn cứ vào yếu tố lỗi dựa trên các nguyên tắc cơ bản:

i) Một người luôn phải chịu trách nhiệm khơng chỉ đối với hành vi mình đã thực hiện, mà cịn phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với cả vật của mình mà gây

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)