3.2. Thực tiễn giải quyết về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản gây ra
3.2.3. Về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
Bản án số 09/2012/HSST ngày 27/3/2012 của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Theo bản án: “Khoảng 13 giờ 30 phút ngày 23/3/2011 Lê Đại
Ngãi đến phần đất của ông Nguyễn Văn Liêm thuộc ấp Hồi Xuân, xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn, để mua cây cưa lấy củi. Khi cưa củi xong thì ơng Liêm nhờ Ngãi dùng cưa máy (loại cưa cầm tay) cưa dùm cây dừa nhà ông Liêm và được Ngãi đồng ý. Trong lúc cưa dừa, Ngãi không buộc dây vào thân dừa để kéo và thông báo cho những người không liên quan ra khỏi khu vực nguy hiểm, Ngãi cưa (mở miệng) một phần thân dừa phía bên đất của ơng Liêm, sau đó mới cưa phần thân dừa đối diện, khi cưa cây dừa sắp sắp ngã thì lưỡi cưa bị kẹt giữa hai mặt cưa nên
Ngãi nhờ ông Liêm, bà Trần Thị Khéo (mẹ ruột của Ngãi), Nguyễn Tấn Luật, Nguyễn Hồng Vinh và Thạch Thị Ngọc (vợ Ngãi) đến xơ cây dừa cho ngã về phần đất của ông Liêm để lấy lưỡi cưa ra nhưng cây dừa không ngã nên mọi người bng tay ra thì cây dừa ngã về phần đất của bà Võ Thị Hai, trúng váo người bà Võ Thị Hai và cháu Nguyễn Văn Toàn khi đang ngồi cho vịt ăn gần đó. Sau khi sự việc xảy ra bà Hai và cháu Toàn được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong.”
Theo nhận xét của Hội đồng xét xử sơ thẩm cho rằng: Bị cáo Lê Đại Ngãi đã có hành vi vi phạm quy tắc an toàn trong xử sự nhằm bảo đảm an tồn về tính mạng, sức khỏe cho con người với lỗi vơ ý do cẩu thả. Ngồi trách nhiệm hình sự, thì bị cáo và người có quyền và nghĩa vụ liên quan phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự. Hội đồng xét xử áp dụng Điều 610, Điều 626 của BLDS năm 2005.
Theo đó, Cơng nhận sự tự nguyện bồi thường ½ tổng thiệt hại của bị cáo Lê Đại Ngãi. Đồng thời, buộc ông Nguyễn Văn Liêm và bà Huỳnh Thị Kim Loan liên đới bồi thường ½ tổng thiệt hại cho người đại diện hợp pháp của người bị hại.
Chúng ta thấy rằng, Hội đồng xét xử đã áp dụng Điều 626 BLDS 2005 về Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra: “Chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do cây cối đổ, gẫy gây ra, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng”
Xét về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm là cái chết của
bà Võ Thị Hai và cháu Nguyễn Văn Tồn.
Thứ hai, có sự kiện thiệt hại là cây cối gây ra. Ở đây có sự kiện thiệt hại là do
cây dừa đổ, gẫy gây ra cái chết của bà Hai và cháu Tồn, nhưng khơng phải tự thân cây dừa do mục nát đổ, gẫy mà là do có sự tác động của ông Lê Đại Ngãi.
Vậy, sự kiện thiệt hại xảy ra do có hành vi của con người tác động lên tài sản chứ không phải tự thân tài sản gây ra thiệt hại theo như quy định của Điều 626 BLDS 2005.
Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra.
Cây dừa do sự tác động của hành vi con người nên đổ, gẫy gây ra cái chết cho bà Hai và cháu Toàn.
Hội đồng xét xử đã vận dụng Điều 626 quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông Liêm và bà Loan là chủ sở hữu, phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây trồng gây ra. Mặt khác, khi xảy ra thiệt hại do cây trồng gây ra, ơng Liêm cũng có mặt và trực tiếp quản lý, giám sát việc cưa đốn cây. Giữa ông Liêm và bị cáo Lê Đại Ngãi khơng có thỏa thuận gì khác về trách nhiệm khi thực hiện việc cưa cây.
Tuy nhiên, Tịa án vẫn cơng nhận sự tự nguyện bồi thường của bị cáo Lê Đại Ngãi cùng với vợ chồng ông Liêm, bà Loan cho người bị thiệt hại.
Nếu đơn thuần áp dụng Điều 626 thì Lê Đại Ngãi khơng phải bồi thường. Tuy nhiên, Tòa án đã vượt qua nội dụng quy định Điều 626 công nhận sự tự nguyện bồi thường của Lê Đại Ngãi. Giả thuyết được đặt ra có phải chăng trên thực tế, Tịa án đã mở rộng chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với cây cối không chỉ riêng là chủ sở hữu mà còn là người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng, quản lý cây cối. Hướng đi này là hợp lý, nhằm đảm bảo cho người bị thiệt hại được bồi thường một cách nhanh chóng, kịp thời. Càng có nhiều người bồi thường thì quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại được đảm bảo.
Trong vụ việc trên, chúng ta thấy rằng Tịa án đã áp dụng khơng chính xác chế định “bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra”. Vì thiệt hại khơng do tự thân cây cối gây ra mà là do hành vi tác động của con người lên cây cối gây ra thiệt hại. Việc áp dụng trên không thuyết phục về góc độ văn bản, nhưng rất có lợi cho người bị thiệt hại, khi mà quy định pháp luật chưa thể điều chỉnh hết mọi phát sinh trong thực tế.