Có sự kiệngây ra thiệt hại trái pháp luật

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 35 - 41)

2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tài sản gây ra

2.1.2. Có sự kiệngây ra thiệt hại trái pháp luật

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra chỉ được áp dụng khi tự thân tài sản đó gây thiệt hại mà khơng có sự tác động trực tiếp hay gián tiếp của con người.

Việc xác định thiệt hại là do tác động của con người hay tác động của tài sản có ý nghĩa quan trọng khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Trong những trường hợp, khi thiệt hại xảy ra tài sản chỉ đóng vai trị trung gian như là công cụ, phương tiện mà con người sử dụng để gây thiệt hại. Chẳng hạn: đặt mìn đánh cá gây sát thương cho người khác. Sử dụng nguồn điện để gài

bẫy trộm…. Trong những trường hợp này thiệt hại xảy ra hoàn toàn do hành vi chủ ý của con người chứ không phải do tự thân tài sản gây ra, vì vậy chỉ cần áp dụng nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Tuy nhiên, không phải mọi thiệt hại do tài sản gây ra đều có sự tác động của con người. Trong những trường hợp thiệt hại xảy ra do hoạt động nội tại của tài sản, hoàn toàn độc lập và nằm ngồi sự quản lý, kiểm sốt của con người.

Chẳng hạn: xe ô tô đang chạy mất phanh, mất lái hoặc nổ lốp gây ra thiệt hại; chập đường dây tải điện gây ra thiệt hại; vật nuôi sổng chuồng tấn công người; tai nạn xảy ra do cây cối đổ gẫy, nhà cửa bị sụp đổ….Thì áp dụng chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra được quy định riêng rẽ tại các điều về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ; do súc vật, do cây cối, nhà cửa cơng trình xây dựng khác.

Khi xác định căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra đối với điều kiện là có sự kiện gây ra thiệt hại trái pháp luật có nhiều quan điểm trái ngược nhau.

Quan điểm thứ nhất cho rằng: khơng cần chứng minh tính trái pháp luật của sự kiện thiệt hại do tài sản gây ra, bởi tính trái pháp luật được gắn liền với hành vi của con người và phải có lỗi. Vì chứng minh yếu tố có lỗi thường liên quan đến ý chí chủ quan của con người và cũng không phù hợp với trường hợp thiệt hại xảy ra xuất phát từ tài sản. 14

Ngược lại quan điểm thứ hai cho rằng: Sự kiện thiệt hại do tài sản gây ra phải trái pháp luật. Có những sự kiện thiệt hại do tài sản gây ra không xem là trái pháp luật nên không phát sinh trách nhiệm bồi thường. Chẳng hạn: Hoạt động của xe cần cẩu, cần trục, xe ủi..khi phá dỡ các cơng trình xây dựng trái phép không thể coi là trái pháp luật. Hoặc để bảo đảm an tồn giao thơng đường sắt, những thiệt hại trên đường sắt do tàu hỏa gây ra cho các chủ thể khác không bị coi là trái pháp luật và ngành đường sắt khơng có trách nhiệm bồi thường. 15

Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai, mặc dù BLDS 2005 và các văn bản có liên quan chỉ quy định về hành vi trái pháp luật của con người, chưa có quy định nào về tính trái pháp luật do tài sản gây ra. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 32 BLDS 2005 “cá nhân có quyền được bảo đảm an tồn về tính mạng, sức khỏe, thân thể”.

14 Vũ Thị Hồng Yến (2012), “Bàn về trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây thiệt hại”, Dân chủ

pháp luật số 11 (248), tr.5.

15 Vũ Thị Hải Yến (2009), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”, Trách

Do đó, khi tài sản xâm phạm đến những lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ mà gây thiệt hại thì đương nhiên xem là trái pháp luật, và đó là một trong những điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Các nhà lập pháp Việt Nam cũng đã xét đến yếu tố này, bởi thế họ khơng đưa quy định tính trái pháp luật do tài sản gây ra, mà mặc nhiên thừa nhận, khi tài sản gây ra thiệt hại xâm phạm đến lợi ích của người khác được pháp luật bảo vệ đương nhiên phát sinh trách nhiệm bồi thường. Ngoại trừ trường hợp thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng, do lỗi của người thứ ba, hoặc do lỗi của người bị thiệt hại thì mới khơng phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành thì sự kiện bất khả kháng được miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại, còn đối với sự kiện bất ngờ thì khơng quy định. Vậy sự kiện bất khả kháng là gì, sự kiện bất ngờ là gì, cách phân biệt giữa sự kiện bất khả kháng và sự kiện bất ngờ.

Theo Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu KHPL, Từ điển luật học, NXB Từ điển Bách khoa & NXB Tư pháp, năm 2006, thì “Sự kiện bất khả kháng phải là sự kiện

khách quan, ngồi ý chí của người có hành vi vi phạm, tác động vào hành vi của người vi phạm. Việc không thể khắc phục được sự kiện này không thể tránh khỏi không chỉ riêng đối với người vi phạm mà còn đối với bất cứ một người nào khác cũng nằm trong điều kiện và hồn cảnh đó.”

Đồng thời theo khoản 1 Điều 160 BLDS 2005: “ Sự kiện bất khả kháng là sự

kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”

Hay khoản 1 Điều 4 Quyết định số 42/2002/QĐ-BCN ngày 9/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành quy định kiểm tra cung ứng, sử dụng điện và xử lý vi phạm hợp đồng mua bán điện:

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan mà bên vi phạm khơng thể kiểm sốt được, khơng thể lường trước được và không thể tránh được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép. Sự kiện bất khả kháng bao gồm: mưa, giông, bão, lốc, lụt, sấm sét, hạn hán, động đất, chiến tranh, phá hoại và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật

Như vậy, để là sự kiện bất khả kháng, theo quy định pháp luật thì phải hội đủ ba điều kiện: Thứ nhất, đây phải là “sự kiện xảy ra một cách khách quan”. Sự kiện này có thể là sự kiện tự nhiên như thiên tai (bão, lũ, động đất, mưa, gió…), chiến

tranh…..là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sự kiện bất khả kháng. Tuy nhiên khơng phải trong mọi trường hợp, hồn cảnh, thời gian nào khi có thiên tai, chiến tranh xảy ra cũng được xem là sự kiện bất khả kháng.

Thứ hai, đây phải là sự kiện “không thể lường trước được”.

Thứ ba, sự việc xảy ra không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi

biện pháp cần thiết.

Đối với sự kiện bất ngờ, BLDS 2005 không quy định, nhưng theo quy định tại Điều 11 Bộ luật Hình sự thì, “…….sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp

không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Hoặc theo định nghĩa Theo Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu KHPL, Từ điển luật học, NXB Từ điển Bách khoa & NXB Tư pháp, năm 2006, sự kiện bất ngờ là:

Sự kiện nảy sinh (xuất hiện) ngoài dự kiến của chủ thể pháp luật và chủ thể không thấy trước hậu quả của nó. Chủ thể pháp luật khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội do sự kiện bất ngờ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong quan hệ dân sự nếu do sự kiện bất ngờ mà có sự thiệt hại thì sự thiệt hại phải chia đều cho các bên tham gia pháp luật.

Theo đó, để là sự kiện bất ngờ, theo quy định pháp luật thì phải hội đủ hai điều kiện: Thứ nhất, đây phải là sự kiện không thể thấy trước hậu quả của hành vi. Điều này được hiểu là trước khi thực hiện hành vi, người đó khơng nhận thức được hành vi của mình sẽ gây hậu quả. Sự nhận thức này của họ có cơ sở khoa học và được mọi người thừa nhận, ai trong hồn cảnh đó đều khơng thể thấy trước được hậu quả sẽ xảy ra, nhưng thực tế hậu quả lại xảy ra. Vì thế khi xét điều kiện “không thể thấy trước hậu quả của hành vi” của một người thì phải tính đến yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan khi xảy ra sự việc.

Đối với yếu tố khách quan, trong hồn cảnh cụ thể đó, bất kỳ ai cũng khơng có thể thấy trước được hành vi của mình gây ra hậu quả, gây ra thiệt hại. Đồng thời đối với yếu tố chủ quan thì xem đến sự nhận thức hiểu biết, trình độ của người gây ra hậu quả, gây ra thiệt hại.

Thứ hai, đây là sự kiện không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi. Điều này được hiểu là người thực hiện hành vi gây ra hậu quả, có thể thấy trước được hậu quả nhưng theo pháp luật không buộc họ phải thấy trước hậu quả của hành vi và nếu có hậu quả xảy ra thì khơng phải chịu trách nhiệm về hành vi đó. (Trách nhiệm ở đây là trách nhiệm hình sự).

Qua phân tích, chúng ta thấy rằng các yếu tố để tạo nên sự kiện bất khả kháng và sự kiện bất ngờ hồn tồn khác nhau. Vì thế, đối với pháp luật hình sự, thì sự kiện bất ngờ được loại trừ trách nhiệm hình sự. Nhưng đối với pháp luật dân sự, sự kiện bất ngờ không phải là căn cứ để loại trừ trách nhiệm dân sự, mà chỉ có sự kiện bất khả kháng là căn cứ để loại trừ trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng do tài sản gây ra nói riêng.

Ví dụ: Nếu xe sau khi đăng kiểm được cấp phép đủ độ an tồn để lưu thơng trên đường mà gây ra tai nạn do hỏng hóc động cơ, đồng thời người điều khiển xe cũng khơng vi phạm luật an tồn giao thông. Vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra?

Có ý kiến cho rằng, trong trường hợp này người điều khiển (chủ sở hữu) không phải bồi thường vì đây là sự kiện bất khả kháng, ngồi tầm kiểm sốt của người điều khiển bởi vì xe đã được đăng kiểm. Việc hỏng hóc động cơ ngồi tầm kiểm sốt, khơng thể biết được và không thể nào biết.

Không đồng ý với ý kiến trên, theo tác giả, trong trường hợp này người điều khiển xe (chủ sở hữu) phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xe gây ra. Bởi vì hỏng hóc động cơ khơng phải là sự kiện bất khả kháng. Mà sự kiện bất khả kháng theo quy định pháp luật dân sự phải là sự kiện xảy ra một cách khách quan, sự kiện này có thể do thiên tai, chiến tranh hoặc do con người gây ra như hành động của một người thứ ba, mà người điều khiển (chủ sở hữu) không thể lường trước được và khi sự việc xảy ra không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết.

Hỏng hóc động cơ có thể xem đó là sự kiện bất ngờ, mà sự kiện bất ngờ thì khơng thể loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo pháp luật dân sự.

Trên thực tế, khi áp dụng sự kiện bất khả kháng để loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng do tài sản gây ra cịn có nhiều cách hiểu, có nhiều quan điểm khác nhau, chẳng hạn vụ việc sau đây:

Theo Sài gịn tiếp thị 16: Ơng Nguyễn Văn A. (TP.HCM), có căn nhà cao tầng, mái trên cùng lợp tôn. Khi cơn bão số 1 đổ bộ vào thành phố Hồ Chí Minh, gió bão đã giật văng mái tơn nhà ơng bay sang làm hỏng mái ngói của nhà bà L. hàng xóm. Kiểm tra hiện trường cho thấy, tồn bộ mái ngói phía trước nhà bà L bị hư hỏng hồn tồn do mái tơn nhà ơng A đổ xuống. Bà L địi ơng A phải bồi thường

16

T.Quang, Gió bão làm tốc mái gây thiệt hại nhà hang xóm: Có phải bồi thường? Báo Tìm hiểu pháp luật Online

http://timhieuphapluat.vn/phap-luat-va-tai-san/item/208-gio-bao-lam-toc-mai-gay-thiet-hai-nha-hang-xom-co-phai-boi- thuong. Cập nhật 29/5/2013

thiệt hại với tổng số tiền là 30 triệu đồng, bao gồm chi phí mua vật liệu và tiền cơng. Ơng A khơng đồng ý bồi thường vì cho rằng lỗi làm hỏng mái ngói nhà bà L. là do thiên tai, ngồi mong muốn và ngồi tầm kiểm sốt của ơng.

Có tác giả cho rằng, trường hợp địi bồi thường thiệt hại nêu trên là trường hợp địi thiệt hại ngồi hợp đồng được quy định tại điều 627 BLDS 2005. Tuy nhiên, lỗi gây ra thiệt hại do sự kiện bất khả kháng nên chủ sở hữu không phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Như vậy, việc cơn bão số 1 vừa qua đã giật văng mái tôn nhà ông A bay sang làm hỏng mái ngói của nhà bà L khơng phải là do lỗi của ông A. mà là do mưa bão gây ra (sự kiện bất khả kháng) nên ông A. được miễn trách nhiệm.

Đồng ý với quan điểm trên, có tác giả cho rằng: Căn cứ vào 627 BLDS 2005 quy định về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, các cơng trình xây dựng khác gây ra thì chủ sở hữu khơng phải bồi thường thiệt hại nếu lỗi đó hồn tồn do người bị thiệt hại hoặc do nguyên nhân bất khả kháng gây ra. Trong trường hợp này, những thiệt hại do bão gây ra là bất khả kháng thì ơng A khơng phải bồi thường cho bà L. Tuy nhiên, bà L có thể kiện yêu cầu ông A bồi thường thiệt hại nếu trước khi xảy ra vụ việc, bà L chứng minh được cơng trình ấy được xây dựng vô cùng bất cẩn, xây dựng không đúng quy định mà không cần phải do bão lũ cũng có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.

Tác giả không đồng ý với các quan điểm trên, bởi thiên tai (bão, lũ, động đất, mưa, gió…) là một trong những yếu tố dẫn đến sự kiện bất khả kháng. Tuy nhiên khơng phải trong mọi trường hợp, hồn cảnh, thời gian nào khi thiên tai xảy ra cũng được xem là sự kiện bất khả kháng nếu như sự việc đó có thể lường trước được; đồng thời sự việc xảy ra có thể áp dụng mọi biện pháp cần thiết khắc phục được.

Do đó ơng A chỉ được miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà L, ngoài yếu tố do bão gây ra làm tốc mái nhà, ơng A cịn phải chứng minh được 2 yếu tố sau:

+ Đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật về xây dựng, quản lý, sử dụng nhà cửa, cơng trình xây dựng;

+ Đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng chống thiên tai phù hợp với hoàn cảnh;

Nghĩa vụ chứng minh phải thuộc về ông A chứ không phải bà L. Trường hợp ông A không chứng minh được trường hợp tài sản của mình gây ra thiệt hại thuộc sự kiện bất khả kháng thì phải bồi thường cho bà L.

Từ các phân tích trên cho thấy, sự kiện gây ra thiệt hại trái pháp luật phải do chính tự bản thân tài sản tác động gây ra, độc lập hoàn tồn với hành vi con người, khơng có sự tác động của con người thì khi đó phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu sự kiện gây ra thiệt hại trái pháp luật này do sự kiện bất khả kháng hay lỗi của người bị thiệt hại, người thứ ba thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được loại trừ.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)