Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu tình hình ứng dụng digital marketing trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV truyền thông và giải trí philip entertainment (Trang 31 - 36)

1.1.2 .Vai trò của Digital Marketing đối với doanh nghiệp

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Xu hướng Digital Marketing trên toàn cầu

Các nước phát triển trên thế giới đều đang đi đầu trong lĩnh vực Digital Marketing, năm 2020 cũng không phải ngoại lệ. Xu hướng phát triển Digital

Marketing luôn mới mẻvà tiên phong.

Theo Martha Ivester –Head of Ads Marketing, Google Northern Europe, TikTok

đang ngày càng gây chúý và trở thành sân chơi thu hút nhiều thanh thiếu niên. Sựphát triển ồ ạt của các ứng dụng chia sẻ video tiết lộ nhiều điều về cách thức người dùng

tương tác với nội dung, cũng như những loại nội dung đang thịnh hành. “Thô sơ”,

thông minh, sáng tạo và “dễ tiêu”. Giải pháp cho marketers khi sự chú ý của người

dùng đang ngắn hơn bao giờ hết là thay đổi cách storytelling trong quảng cáo – sử dụng các định dạng video siêu ngắn, tạo thành một series, thu hút người xem khám

phá và tương tác.

Nhiều thương hiệu, bao gồm Lego và Nike đã áp dụng thành công bài học này trên YouTube. Chính thế năm 2020, khi mà cảthếgiới chao đao vì dịch Covid 19, việc cách ly, giãn cách xã hội lâu chưa từng có đã làm bùng nổ số lượng các video trên

TikTok cùng như người truy cập, đăng kí sửdụng TikTok

Theo Sencer Kutluğ – Head of Client Solutions & Analytics, Google Turkey,

năm 2020, người tiêu dùng mong muốn có được trải nghiệm hoàn hảo trên tất cả các kênh, bao gồm cảthiết bị điện thoại. Tuy nhiên, tỷlệchuyển đổi trên mobile hiện đang

tăng chậm hơn máy tính. Các nhà tiếp thịmuốn đi đầu trong xu hướng mobile có thể:

– Đầu tư vào những công nghệmới như AMP & PWA

– Điều chỉnh trải nghiệm đối với hành vi tìm kiếm của các đối tượng tiêu dùng

khác nhau

– Nắm bắt các kỹthuật đo lường tiên tiến để xây dựng bản đồhành vi tiêu dùng (consumer journey map) hiệu quả hơn

Theo Manuel Roman–Head of Consumer Marketing, Google Spain, trợlý giọng nói sẽ trở thành một điểm chạm lớn đối với khách hàng trong năm tới. Hiện tại có khoảng 20% dân sốHoa Kỳsửdụng trợlý giọng nói, 50% họsửdụng tìm kiếm giọng nói khi cần tìm thơng tin sản phẩm, 35% sửdụng thường xuyên đểmua thực phẩm hay quần áo. Google có nhiều cách khác nhau để giúp các nhà bán lẻ xây dựng nhận diện

thương hiệu nhờvận dụng trợlý giọng nói, bao gồm:

–Phát triểnứng dụng giọng nói riêng cho thương hiệu

– Thơng qua nội dung được index trên cơ sở dữ liệu (Các nội dung digital của

thương hiệu được index trên Google có thể được đọc bởi trợ lý giọng nói khi các tìm kiếm được thực hiện. Lưuý rằng gần 70% yêu cầu được thực hiện bởi trợlý giọng nói sử dụng ngơn ngữ nói tự nhiên, khơng phải bằng các từ khóa thơng thường mà họ

thường gõ tìm trên web).

–Thơng qua Google Shopping Action

Chúng ta đang hướng tới một nền kinh tế đàm thoại, trong đó trợ lý giọng nói

đóng một vai trị quan trọng. Bằng cách đáp ứng cảm xúc và nhu cầu của khách hàng

tại thời điểm tương tác, các thương hiệu có thể tạo ra nhiều trải nghiệm tức thì và dễ

dàng hơn.

1.2.2. Tình hìnhứng dụng Digital Marketing tại Việt Nam

Giữa sự nhộn nhịp về Digital Marketing trên toàn thế giới, Việt Nam cũng dần dần gia nhập thị trường này. Hoạt động Digital Marketing có nhiều hình thức khác nhau, tùy theo mục đích của mình thì các doanh nghiệp sẽlựa chọn hình thức phù hợp. Trong số các hoạt động Digital Marketing hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam tập trung vào quảng cáo trên mạng xã hội là nhiều nhất.

Hình 2Biểu đồmức độsửdụng công cụDigital Marketing 2019

(Nguồn: Marketing AI)

Biểu đồ trên phản ánh độ phổ biến của các hoạt động Digital Marketing mà doanh nghiệp Việt Nam sử dụng. Dẫn đầu là quảng cáo trên mạng xã hội với 84% doanh nghiệp sửdụng hình thức này. Theo sau là hình thức quảng cáo tìm kiếm (SEM) và quảng cáo hiển thị(GDN) với tỷlệsửdụng lần lượt là 52% và 46%.

Có thể nói, quảng cáo trên mạng xã hội là hình thức phổ biến với mọi loại hình và quy mơ của cơng ty. Theo thống kê, có tới 94% doanh nghiệp vừa/lớn chi tiêu cho loại hình này, ngồi ra 79% doanh nghiệp nhỏcũng thực hiện điều tương tự. Trong đó, những hoạt động Digital Marketing còn lại thường được doanh nghiệp vừa/lớn sử dụng. Đó là lý do Influencer Marketing khơng được sử dụng nhiều, bởi lẽ có tới 35% doanh nghiệp vừa/lớn sử dụng loại hình này trong khi con số chỉ là 11% với doanh nghiệp nhỏ.

Hình 3Biểu đồtỷlệsửdụng kênh Social Media tại Việt Nam 2019

(Nguồn: Marketing AI)

Thực trạng về Digital Marketing tại Việt Nam hiện nay Facebook đang là kênh

truyền thông phổ biến nhất khi hầu hết doanh nghiệp đều sở hữu riêng tài khoản trên nền tảng này. Nhìn vào biểu đồ ta thấy, 96% doanh nghiệp hiện nay sử dụng Facebook, theo sau là Youtube với 75%. Trong khi Instagram và Zalo chỉ có 49% và 32% doanh nghiệp sử dụng, mặc dù Zalo là một kênh mạng xã hội thuần Việt, tuy

nhiên chưa được nhiều doanh nghiệp Việt Nam tin dùng. Điều này cho thấy sức ảnh hưởng của Facebook lên thị trường Digital Marketing tại Việt Nam.

Tuy nhiên, khi chuyển sang nội dung là video thì mọi chuyện lại khác. Video trực tuyến hiện được coi là một trong những hoạt động Digital Marketing phổ biến nhất tại Việt Nam, với hơn 83% doanh nghiệp sử dụng nó và Youtube đã vượt

Facebookđểtrởthành nền tảng phổbiến nhất cho video trực tuyến (95%).

1.2.3. Tiềm năng khi ứng dụng Digital Marketing cho các doanh nghiệpTruyền thơng và Giải trí Truyền thơng và Giải trí

1.2.3.1. Đối vi thếgii.

Ngành dịch vụ giải trí đang là ngành phát triển mạnh mẽ tại hầu khắp các quốc gia. Ở Mỹ, dịch vụ giải trí ln ln là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Năm 1988, nước Mỹ thu được 5,5 tỷ đô la từ ngành dịch vụ giải trí, ngành giữ vị trí thứhai là ngành vũ trụ. Năm 1994, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ giải trí của Mỹ tăng lên đến 9 tỷ đô la.

và hiện nay đã phát triển thành các kênh truyền hình phát qua các vệ tinh nhân tạo. Chính phủ Mỹdành rất nhiều ưu đãi để phát triển ngành dịch vụ truyền hình, dân số Mỹcàng lớn bao nhiêu thì số lượng các kênh truyền hình tăng lên bấy nhiêu.

Chính vì thế mà ngày càng có nhiều các công ty đầu tư vào việc sản xuất các

chương trình truyền hình. Những nguồn đầu tư này cũng tạo nên lợi thế so sánh cho ngành dịch vụtruyền hình của Mỹso với các thị trường khác.

Những đất nước Châu Á vượt trội như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản từ lâu

đã đưa văn hóa vào các sản phẩm đa phương tiện của mình như phim, video ca nhạc,

sách, truyện,... Có thống kê rằng lợi ích kinh tế của làn sóng Hàn Quốc đã tăng từ 6,4 tỷ USD năm 2010 lên 18 tỷ USD vào năm 2015 và dự kiến đạt 51,8 tỷ USD vào năm 2020. Ngồi những lợi ích về kinh tế, trong một thời gian không dài, bằng các tác phẩm văn hóa- giải trí, và hàng tiêu dùng, Hàn Quốc đã làm thayđổi tình cảm của lớp

trẻ, cả trong nước vàở nhiều quốc gia khác trên thếgiới, đối với quốc gia này. Đây là thí dụrõ nhất cho thấy văn hóa có thể mở đường đểkinh tế đi theo.

1.2.3.2. Đối vi Vit Nam

Nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ của Digital Marketing cùng với đó là tính dễ dàng tiếp cận của nó, ngành giải trí Việt Nam cũng bắt đầu có xu hướng mới. Thay vì

trước đó, “bắt chước”, ăn theo các chương trình gameshow của Quốc tế, chúng ta đã tự

sáng tạo ra những chương trình khác biệt có ý nghĩa như SV 96 – SV 2020 chương trình dành cho sinh viên các trường Đại học, Thách thức danh hài,...

Ngoài ra, các thế hệtrẻcủa Việt Nam cũng đã có suy nghĩ đến nềnvăn hóa Việt Nam, đem nền văn hóa Việt Nam, các câu chuyện văn học, câu chuyện lịch sửvào các sản phẩm âm nhạc, dựng video phim hoạt hình, hoặc các bộphim rạp, ví dụ điển hình: Song Lang - một bộ phim Việt chỉn chu và trở nên đặc biệt khi tôn vinh môn nghệ thuật cải lương đang bị thoái trào, “Để Mị nói cho mà nghe” – MV do ca sĩ Hoàng Thùy Linh trình bày mang câu chuyện “Vợ Chồng A Phủ” cùng trang phục dân tộc của Việt Nam đãđón nhận được rất nhiều lời khen quốc tế bên dưới sản phẩm, “Bình Ngơ Đại Chiến” – sản phẩm phim hoạt hình do chính các bạn trẻ kênh “Đuốc mồi” dựng nên, nói về sự đấu tranh quyết liệt trước giặc Minh trong những năm 1400, đem lịch sửViệt Nam đến gần hơn lớp trẻ.

Chính nhờ các kênh Digital Marketing và sự phát triển rộng rãi của Internet mà

văn hóa Việt Nam được đón nhận từ đại bộ phận Việt Nam cũng như bạn bè nước ngoài. Việc phát triền ngành giải trí Việt Nam qua các công cụ Digital Marketing không những đem lại kết quảvềkinh tếmà cịn quảng bá, giữgìn văn hóa, lịch sửViệt Nam ra quốc tế.

“Khơng phải vơ cớ mà vài năm gần đây, khá nhiều ca sĩ hải ngoại, sau ba, bốn mươi năm xa nước, trở vềbiểu diễn, những bài hát cũ, với nguyên vẹn phong cách, lối hát cũ mà vẫn được một bộ phận công chúng trong nước yêu thích. Thực tế đó giúp các nhà quản lý và nghiên cứu thấy rõ hơn vai trò của việc bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống trong sáng tạo những tác phẩm nghệthuật hiện đại mà khơng bị hịa tan trong biển mênh mông của văn hóa đại chúng thời kỹ thuật số phát triển” (Nhận định của Ngô Thảo – phóng viên báo Nhân dân)

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu tình hình ứng dụng digital marketing trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV truyền thông và giải trí philip entertainment (Trang 31 - 36)