27 Điều 25 BLLĐ 2012 quy định: “Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày các bên giao kết trừ trường
hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
28 Điều 31 BLLĐ 2012.
29
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động30. Do đó, đối tượng của thực hiện hợp đồng lao động cũng chính là đối tương của hợp đồng lao động. Đó là “việc làm có trả cơng”. Mặc dù, hợp đồng lao động là một loại quan hệ mua bán, song biểu hiện của nó khơng giống các quan hệ thông thường khác trong xã hội mà là một loại quan hệ mua bán đặc biệt. Một trong những khía cạnh đặc biệt của quan hệ này thể hiện ở chỗ hàng hóa mang ra trao đổi – sức lao động – luôn tồn tại gắn liền với cơ thể NLĐ. Mặt khác, do tính chất đặc biệt của loại hàng hóa sức lao động, nên việc biểu hiện ra bên ngoài của quan hệ mua bán hàng hóa này khơng giống như quan hệ mua bán các loại hàng hóa thơng thường khác. Sức lao động là một loại hàng hóa trừu tượng và chỉ có thể chuyển giao sang cho bên mua thơng qua q trình bên bán thực hiện một công việc cụ thể cho bên mua.
Mà mục đích của NLĐ khi tham gia quan hệ pháp luật giữa NLĐ và NSDLĐ là để bán sức lao động để kiếm tiền trang trải cho các nhu cầu sinh hoạt của bản thân và gia đình. Vì vậy, NLĐ phải là người có sức lao động. Tuy nhiên, cho đến nay thì chưa có tiêu chí nào để xác định một người đang có sức lao động. Chỉ có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng sức lao động là một đại lượng vật chất. Song, để nhận biết được đại lượng đó với những thuộc tính của nó, người ta khơng thể áp dụng các biện pháp thông thường như cân, đo, đong, đếm hay các biện pháp tương tự khác. Sức lao động là đại lượng vật chất mang tính tiềm ẩn, tiềm năng. Vì vậy, mặc dù quan hệ lao động là quan hệ kinh tế về mua – bán sức lao động nhưng thực tế trên thị trường lao động khơng có hoạt động “chuyển nhượng sức lao động” theo đúng nghĩa của từ này. Khi không thực hiện được hành vi chuyển nhượng sức lao động, các bên phải tìm ra phương thức mới để thực hiện mục tiêu mua bán, đó là NSDLĐ cung ứng cho NLĐ một việc làm để NLĐ thực hiện việc làm đó. Q trình thực hiện việc làm chính là q trình chuyển giao sức lao động. Chính vì vậy mà người ta không gọi sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ là hợp đồng mua bán sức lao động mà phải sử dụng thuật ngữ hợp đồng lao động.
Từ những phân tích trên cho thấy, đối tượng mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động biểu hiện ra bên ngồi là cơng việc phải làm. Khi các bên thỏa thuận về công việc phải làm, các bên đã tính tốn, cân nhắc về sức lao động của NLĐ để đáp ứng các điều kiện thực hiện được cơng việc đó. Việc làm là điều khoản đầu tiên, quan trọng nhất của hợp đồng lao động, là lý do để các bên xác lập quan hệ lao động.
Thực tế, một cơng việc cụ thể cũng có thể là đối tượng của một số hợp đồng dân sự như hợp đồng gia công, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển,… Tuy nhiên, “công việc phải làm” trong hợp đồng lao động là việc làm có trả cơng. Tức là khi NLĐ đã cung ứng sức lao động để làm một công việc cho NSDLĐ như đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì họ phải được nhận tiền cơng, tiền lương mà không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của NSDLĐ. Do vậy, “sẽ khơng
có khế ước lao động khi người cung cấp dịch vụ khơng lấy tiền hoặc địi một khoản nào khác mà cho khơng”31. Cịn trong các hợp đồng dân sự, dù cho bên thực hiện
công việc đã bỏ ra rất nhiều sức lao động, nhưng nếu không đạt được kết quả công việc như thỏa thuận, bên thực hiện công việc vẫn không nhận được tiền công cho công việc ấy. Vấn đề mà các chủ thể quan tâm chủ yếu trong quan hệ dân sự về lao động là lao động đã kết tinh vào sản phẩm, dịch vụ, tức lao động quá khứ. Vì vậy, họ khơng quan tâm đến q trình lao động mà chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng như một dịch vụ thông thường hay một quan hệ kinh tế mua đứt, bán đoạn. Ngồi ra, ngun tắc này cịn được sử dụng để xác định tư cách chủ thể của NSDLĐ trong một số quan hệ lao động nhất định mà ở đó yếu tố quản lý không rõ ràng như: trường hợp thuê mướn, sử dụng lao động thông qua cai thầu, trung gian hoặc cho mượn nhân công,… Trong các trường hợp này, mặc dù người cai thầu, người trung gian, bên mượn nhân công là người trực tiếp sử dụng lao động, trực tiếp quản lý, điều hành người lao động nhưng họ không phải là NSDLĐ; người trả tiền công, tiền lương cho NLĐ mới chính là NSDLĐ.
31 Nguyễn Quang Quýnh, Giáo trình Luật Lao động và an ninh xã hội, Hội nghiên cứu hành chánh, Sài Gịn
Người ta có thể quan niệm việc làm theo nhiều cách khác nhau, nhưng với tư cách là đối tượng của hợp đồng lao động thì bao giờ nó cũng có một liên hệ xác định như liên hệ tạo ra một mối lợi. Nói cách khác, cũng như mọi quan hệ mua bán khác, việc làm – như một thứ hàng hóa đem bán trên thị trường trước hết phải có ích, mà ở đây có nghĩa là đem lại cái lợi cho người mua và bán nó. Do đó, việc làm với ý nghĩa là đối tượng của hợp đồng lao động phải là việc làm có trả cơng. Vấn đề này, khoa học luật lao động của Pháp cũng cho rằng: “Đối tượng của hợp đồng lao
động là một công việc mà người làm cơng ăn lương phải hồn thành, thông qua việc cung ứng sức lao động của mình và được người sử dụng lao động trả công”32.
Như vậy, khi NLĐ tham gia quan hệ hợp đồng lao động và hồn thành cơng việc như đã thỏa thuận thì NSDLĐ có trách nhiệm phải trả cơng cho q trình lao động đó, bất luận việc kinh doanh của NSDLĐ có lãi hay khơng. Song về bản chất, tiền công của NLĐ là giá trị của hàng hóa sức lao động, chính vì vậy nó được điều chỉnh bằng các quy chế pháp lý tương đối đặc biệt không như giá cả những hàng hóa thơng thường.
Như vậy, có thể thấy quan hệ lao động là một quan hệ đặc biệt, quan hệ mua - bán sức lao động. Chính vì vậy, đối tượng mà các bên mang ra trao đổi ở đây cũng đặc biệt: sức lao động mà cụ thể là được biểu hiện thông qua việc làm của người lao động – tiền công mà người sử dụng lao động trả cho người lao động tương ứng với sức lao động mà họ đã bỏ ra.