Trách nhiệm thực hiện hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu Thực hiện hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động việt nam (Trang 35 - 38)

Thực hiện hợp đồng lao động là thực hiện các quyền và nghĩa vụ các bên đã cam kết trong hợp đồng. Do vậy, kể từ thời điểm hợp đồng lao động có hiệu lực (Từ ngày ký hoặc từ ngày do hai bên thỏa thuận đối với hợp đồng bằng văn bản, từ ngày người lao động bắt đầu làm việc đối với hợp đồng bằng miệng60

) thì NSDLĐ và NLĐ đều có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh những thỏa thuận mà hai bên đã

57 Điều 172, Điều 47, Điều 73, Điều 110 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

58 Khoản 2 Điều 3 BLLĐ 2012.

59

Khoản 1 Điều 4 Nghị định 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số

điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

cam kết. Chẳng những thế, mỗi bên của hợp đồng còn phải tạo điều kiện cho bên kia thực thi các quyền và nghĩa vụ của họ. Để ràng buộc trách nhiệm của hai bên cũng như đảm bảo cho hợp đồng lao động mà NSDLĐ và NLĐ đã ký kết có thể đi vào thực tế thì Khoản 2 Điều 5 và Khoản 2 Điều 6 BLLĐ 2012 đã quy định trách nhiệm thực hiện hợp đồng lao động của NLĐ và NSDLĐ.

Ngồi ra, BLLĐ 2012 cịn quy định một cách cụ thể trách nhiệm thực hiện hợp đồng lao động của hai bên. Cụ thể là phía NLĐ, BLLĐ 2012 quy định: “Công

việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện”61

. Như vậy, pháp luật đã quy định trách nhiệm pháp lý gắn liền với NLĐ là NLĐ phải tự mình thực hiện cơng việc đã giao kết với NSDLĐ, pháp luật không cho phép NLĐ được giao công việc của mình cho người khác. Việc quy định như vậy xuất phát từ nhiều lý do khác nhau được giải thích rõ hơn tại Mục 2.1.1.1 của Khóa luận.

Về phía NSDLĐ thì ngồi trách nhiệm thực hiện hợp đồng lao động được quy định tại Điều 6 BLLĐ 2012, luật còn quy định rõ những trách nhiệm mà NSDLĐ phải thực hiện trong những trường hợp đặc biệt: “(i) Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; (ii) Trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thì người sử dụng lao động trước đó phải lập phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; (iii) Trong trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thơi việc theo quy định tại Điều này, thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này”62

. Trong quan hệ lao động, nếu một bên không thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng, thì bên kia có quyền yêu cầu phải thực hiện hoặc sử dụng các biện pháp pháp

61 Điều 30 BLLĐ 2012.

62

luật cho phép (chẳng hạn như chấm dứt hợp đồng lao động) chứ không thể sử dụng biện pháp cưỡng bức thô bạo. NSDLĐ không được yêu cầu NLĐ làm những công việc không được thỏa thuận trong hợp đồng hoặc ép buộc họ làm việc trong điều kiện khơng đảm bảo an tồn, vệ sinh lao động… Còn NLĐ phải trực tiếp thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ lao động của mình (trừ trường hợp được sự đồng ý của NSDLĐ cho phép chuyển đổi), phải tuân thủ sự điều hành hợp pháp của NSDLĐ, nội quy, quy chế của đơn vị…

Ngồi ra, trong q trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu một trong hai bên muốn thay đổi những nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng thì bên muốn thay đổi phải báo trước cho bên kia và việc sửa đổi những điều khoản trong hợp đồng lao động cũng phải tuân theo những nguyên tắc như khi hai bên giao kết hợp đồng lao động. Trường hợp có những thay đổi liên quan đến những nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động như: công việc phải làm, tiền lương, nơi làm việc, thời hạn hợp đồng, những điều kiện theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo đảm xã hội đối với NLĐ thì NLĐ có quyền u cầu giao kết hợp đồng lao động mới. Việc pháp luật quy định trách nhiệm thực hiện hợp đồng lao động của các bên chặt chẽ như vậy sẽ góp phần đảm bảo cho quan hệ lao động giữa các bên diễn ra ổn định và lâu dài, tránh được các xung đột khơng đáng có xảy ra trong q trình các bên thực hiện hợp đồng lao động.

Kết luận chƣơng I:

Trên đây là một số vấn đề mang tính lý luận và pháp lý về hợp đồng lao động nói chung và thực hiện hợp đồng lao động nói riêng. Trong đó, việc nghiên cứu các khái niệm, nguyên tắc, đối tượng, chủ thể cũng như trách nhiệm thực hiện hợp đồng lao động sẽ cũng cấp cái nhìn bao quát về quá trình thực hiện hợp đồng lao động và là tiền đề cho việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về thực hiện hợp đồng lao động. Trên cơ sở đó, khóa luận sẽ tiến tới đánh giá thực tiễn thực hiện và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật tại Chương 2.

CHƢƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN VÀ

KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thực hiện hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)