2.6. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng lao động
2.6.1. Pháp luật lao động về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng
Pháp luật lao động không quy định cụ thể các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng lao động. Mà như đã trình bày ở mục 1.1.1 Chương I thì quan hệ pháp luật lao động cũng là một bộ phận cấu thành của quan hệ pháp luật dân sự, do đó có thể dựa theo quy định của pháp luật dân sự để cụ thể hóa các quy định này. Theo quy định của BLDS 2005, để bảo đảm bên có nghĩa vụ sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra, pháp luật đã quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự gồm có các biện pháp có tính chất tài sản và các biện pháp khơng có tính chất tài sản125. Theo quy định của BLDS 2005, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự gồm có: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, kí cược, kí quỹ, bảo lãnh và tín chấp126. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về biện pháp bảo đảm thì người có nghĩa vụ phải thực hiện biện pháp bảo đảm đó127. Trong khi đó, cho đến nay trong các văn bản quy phạm pháp luật về hợp đồng lao động “chưa có văn bản nào quy định cụ thể các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng lao động” như trong quy định của
BLDS 2005 để đảm bảo bên có nghĩa vụ sẽ thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền hoặc đảm bảo quyền lợi cho bên có quyền trong trường hợp bên có nghĩa vụ vi
124
Khoản 7 Điều 46 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 quy
định: NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ cịn có các quyền và nghĩa vụ: “Ký quỹ hoặc giới thiệu người bảo lãnh theo thỏa thuận với doanh
nghiệp dịch vụ để bảo đảm thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài”.
125 ThS. Đào Mộng Điệp, “Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng lao động trong pháp luật lao động”/
Tạp chí Luật học số 10/2011, tr.9.
126 Khoản 1 Điều 318 BLDS 2005.
phạm hợp đồng. Thay vào đó, BLLĐ 2012 chỉ quy định những hành vi NSDLĐ không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động. Đó là:
“1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động”128.
2.6.2. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng lao động.
Mặc dù pháp luật quy định khi giao kết hợp đồng lao động, NSDLĐ không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của NLĐ; không được yêu cầu NLĐ phải thực hiện các biện pháp đảm bảo bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động. Tuy nhiên, thực tiễn trong nhiều năm qua cho thấy nhiều trường hợp NSDLĐ đã vi phạm các hành vi nói trên khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động và đã có ý kiến khác nhau về tính pháp lý của các hành vi này. Điều 20 BLLĐ 2012 quy định NSDLĐ sẽ không được áp dụng các hành vi nói trên khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động. Tuy nhiên, các yêu cầu bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản thường được thực hiện dưới hình thức đặt cọc, ký quỹ chỉ cấm nếu được sử dụng với tư cách là biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng lao động129. Trường hợp các yêu cầu trên nhằm đảm bảo thực hiện tài sản thì khơng thuộc phạm vi áp dụng của Điều 20, ví dụ: Doanh nghiệp taxi yêu cầu người lao động là lái xe phải đặt cọc tiền khi được giao quản lý, sử dụng xe ôtô của doanh nghiệp. Trường hợp này cũng dễ hiểu vì khi NSDLĐ giao tài sản có giá trị lớn cho NLĐ để thực hiện công việc theo hợp đồng lao động, họ không chắc chắn tài sản của mình sẽ an tồn. Chính vì vậy mà NSDLĐ thường yêu cầu NLĐ phải đặt một khoản tiền đặt cọc để đảm bảo cho tài sản khi giao cho NLĐ quản lý và sử dụng.
Mặc dù pháp luật không quy định cụ thể các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng lao động mà chỉ quy định những hành vi NSDLĐ không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khi tham gia
128
Điều 20 BLLĐ 2012.
129
thực hiện hợp đồng lao động, NLĐ và NSDLĐ trong một số doanh nghiệp đã tự thỏa thuận với nhau một số biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng nhằm ràng buộc nghĩa vụ của nhau về phương diện pháp lý.