2.6. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng lao động
2.6.2.2. Đối với NLĐ làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức tại nước
ngoài, cho NSDLĐ nước ngoài.
Theo quy định của pháp luật thì biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi gồm có biện pháp ký quỹ và biện pháp bảo lãnh.
Một là, biện pháp ký quỹ. Biện pháp ký quỹ quy định trong BLDS 2005
được hiểu là việc “bên có nghĩa vụ gửi khoản tiền hoặc kim khí q, đá quý hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ”132. Biện pháp ký quỹ trong việc bảo đảm thực hiện hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài là việc NLĐ thỏa thuận với các doanh nghiệp dịch vụ về việc NLĐ trực tiếp hoặc thông qua doanh nghiệp nộp khoản tiền vào tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại để đảm bảo việc tuân thủ các nghĩa vụ của NLĐ. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ (NLĐ) khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ thì bên có quyền (NSDLĐ) được ngân hàng nơi ký quỹ thanh tốn, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra133. Trường hợp NLĐ vi phạm hợp đồng, tiền ký quỹ của NLĐ được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của NLĐ gây ra cho doanh nghiệp. Khi sử dụng tiền ký quỹ để bù đắp thiệt hại, nếu tiền ký quỹ không đủ thì NLĐ phải nộp bổ sung, nếu cịn thừa thì doanh nghiệp phải trả lại cho NLĐ134
.Tuy nhiên trên thực tế, quy định về tiền ký quỹ của NLĐ đi làm việc ở nước ngoài đã gặp phải một số vướng mắc trong quá
131 Phụ lục 7. 132 Khoản 1 Điều 360 BLDS 2005. 133 Khoản 2 Điều 360 BLDS 2005. 134
trình áp dụng. Phần lớn NLĐ đều có hồn cảnh khó khăn, do đó để tìm khoản tiền bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của NLĐ gây ra trong q trình thực hiện hợp đồng lao động khơng phải là việc làm đơn giản. Hơn thế nữa, có nhiều trường hợp NLĐ nộp tiền ký quỹ tại ngân hàng thương mại sau đó sang nước ngồi làm việc được một thời gian, NLĐ đã bỏ dở việc thực hiện hợp đồng vì khơng đủ điều kiện để lao động, khơng hợp khí hậu hay bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… Trong những trường hợp này, NLĐ được nhận lại khoản tiền ký quỹ của mình sau khi đã bù đắp thiệt hại cho doanh nghiệp.
Mặc dù pháp luật đã quy định về thực hiện, sử dụng, hoàn trả trả tiền ký quỹ cho NLĐ nhưng trên thực tế, thủ tục để NLĐ lấy lại tiền ký quỹ gặp nhiều khó khăn. Có nhiều doanh nghiệp không thực hiện việc trả lại tiền ký quỹ của NLĐ hoặc cố tình gây phiền hà cho NLĐ khi NLĐ đến lấy lại khoản tiền thừa của mình. Rõ ràng việc ký quỹ đã làm khó cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Hai là, ngoài biện pháp ký quỹ của NLĐ, pháp luật cũng quy định thêm biện pháp bảo lãnh. Theo đó, bảo lãnh được hiểu là việc thứ ba (sau đây gọi là
người bảo lãnh) cam kết với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho NLĐ trong trường hợp NLĐ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài135. Trong trường hợp NLĐ vi phạm hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài và gây thiệt hại cho doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp mà NLĐ không thực hiện hoặc thực hiện khơng đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thì người bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để bù đắp thiệt hại phát sinh do NLĐ gây ra cho doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp136
. Việc bảo lãnh có thể trong phạm vi một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ của NLĐ đối với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp137.
Tuy pháp luật đã có những quy định về điều kiện của người bảo lãnh, thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh và các biện pháp bảo đảm thực
135 Khoản 6 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
136
Khoản 3 Điều 55 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
137
hiện nghĩa vụ bảo lãnh để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài nhưng trên thực tế việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến bảo lãnh cho NLĐ đi làm việc ở nước ngồi cịn gặp nhiều khó khăn. Ngồi ra, nếu thực hiện hợp đồng bảo lãnh một thời gian, người bảo lãnh chết hoặc khơng cịn khả năng kinh tế để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho người được bảo lãnh thì trường hợp này xử lý như thế nào. Hiện nay vẫn chưa có hướng giải quyết.