1.4. Trường hợp được bồi thường tổn thất về tinh thần
1.4.1.1. Trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm
Sức khoẻ được xem là vốn quý giá và quan trọng nhất của mỗi cá nhân. Khi sức khoẻ bị xâm phạm, việc khơi phục lại tình trạng sức khoẻ như ban đầu gần như là không thể, hầu hết các bộ phận cơ thể con người đều là những bộ phận không thể tái sinh. Hơn nữa, sức khoẻ con người không thể dùng tiền để làm thước đo nên việc bồi thường những chi phí để khắc phục vết thương, cũng không thể bù đắp những mất mát mà người bị thiệt hại về sức khoẻ phải gánh chịu, trên cơ thể họ sẽ cịn mãi những vết tích, những hình thù, thậm chí là những sự biến dạng… mà suốt cả cuộc đời không thể xố bỏ. Vì vậy, tiền chỉ có thể làm lành vết thương trên da thịt mà không thể làm lành được sự tổn thương trong suy nghĩ. Do đó, người bị thiệt hại ngoài phải bồi thường những chi phí về mặt vật chất thì việc bồi thường một khoản tiền bù đắp TTVTT cho người bị thiệt hại là hoàn toàn phù hợp.
Chính vì vậy, Điều 609 BLDS 2005 qui định khi sức khoẻ bị xâm phạm thì ngồi khoản bồi thường thiệt hại về vật chất (như chi phí hợp lí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ …), người gây thiệt hại phải bồi thường một khoản tiền bù đắp TTVTT.
Về mức BTTTVTT, theo qui định trên và tại điểm c tiểu mục 1.5 mục 1 Phần
II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì pháp luật cho phép các bên tự thoả thuận với nhau. Tuy nhiên, vì lợi ích của các bên luôn đối lập nhau. Hơn nữa, đa số trường hợp, bên được bồi thường luôn mong muốn được bồi thường một khoản tiền nhiều hơn những tổn thất mà mình đã gánh chịu. Vì vậy, thơng thường, các bên không đạt được thoả thuận nên đã u cầu Tồ án giải quyết. Khi đó, theo pháp luật qui định, mức bồi thường do Tồ án quyết định khơng q 30 tháng lương tối thiểu tại thời điểm giải quyết bồi thường.
29
. Phùng Trung Tập (2007), “Nguyên tắc của pháp luật dân sự cần được qui định trong Luật bồi thường Nhà nước”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (08), tr. 44.
17
Theo qui định trên, căn cứ để ấn định khoản tiền bồi thường dựa trên số lượng tháng lương tối thiểu do Nhà nước qui định. Trong đó, mức lương để làm căn cứ tính chính là mức lương tối thiểu chung được áp dụng cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Mức lương này sẽ thay đổi theo từng thời kì, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và dựa vào thời điểm giải quyết bồi thường để xác định mức lương tối thiểu chung. Và hiện nay, mức lương tối thiểu chung được thay thế bằng mức lương cơ sở theo qui định tại Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ qui định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (Nghị định số 66/2013/NĐ-CP). Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này thì mức lương cơ sở để làm căn cứ tính mức bồi thường TTVTT đối với các vụ việc giải quyết bồi thường từ ngày 01/7/2013 là 1.150.000 đồng/tháng. Như vậy, số lượng tháng lương để tính khoản tiền bù đắp TTVTT là phụ thuộc vào mức độ TTVTT của người bị thiệt hại, nhưng tối đa khơng q 30 tháng lương.
Để có thể quyết định mức BTTTVTT, Toà án phải xem xét mức độ TTVTT mà người bị thiệt hại phải gánh chịu. Tuy nhiên, đây không phải là một vấn đề dễ dàng. Khi bị xâm phạm sức khoẻ, người bị thiệt hại cảm thấy đau đớn, lo lắng về những thương tích trên cơ thể mình, có thể vì những vết sẹo trên khn mặt mà một người thấy mặc cảm với mọi người xung quanh; hay trường hợp từ một người bình thường trở thành một người khơng hồn thiện do bị mất một bộ phận nào đó trên cơ thể; hoặc họ hồn tồn mất khả năng lao động thì ngồi những đau đớn về thể xác, họ bị mọi người xa lánh, cảm giác đau buồn khi trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, dần dần suy sụp tâm lí; hay vì bị thiệt hại mà họ mất đi hạnh phúc được làm cha, mẹ; nghiêm trọng hơn là họ bị trầm cảm, những nổi đau thầm kín diễn ra trong một thời gian dài làm cho họ bị rối loạn thần kinh và có thể dẫn đến hành vi tự sát… Đây chỉ là một trong vô số những biểu hiện của TTVTT trong trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm. Và cũng không phải trong mọi trường, cùng một tỉ lệ thương tích nhưng mức độ TTVTT là như nhau, hay cũng không thể chỉ dựa vào tỉ lệ thương tích mà nhận định tỉ lệ thương tích càng cao thì mức độ TTVTT càng nhiều hay ngược lại. Chính vì vậy, để xác định mức độ TTVTT, cần phải xem xét, đánh giá nhiều yếu tố. Theo qui định tại điểm b tiểu mục 1.5 mục 1 Phần II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì: “… Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 Mục
1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ TTVTT của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ TTVTT cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân…”. Như vậy, “sự đau thương, buồn
phiền, mất mát về tình cảm” khi sức khoẻ bị xâm phạm là đại lượng không thể nào xác định được, nhưng có thể dựa vào những căn cứ sau thể hiện mức độ biểu hiện bên ngồi của nó khi đánh giá mức độ TTVTT:
18
Thứ nhất, dựa vào mức độ, tính chất thương tích của người bị thiệt hại.
Thông thường, sự thiệt hại về sức khoẻ càng nghiêm trọng thì mức độ TTVTT càng lớn, đặc biệt là những thương tật vĩnh viễn, khơng thể phục hồi được thì nỗi lo lắng, đau buồn, mặc cảm… có thể “tồn tại dai dẳng, kéo dài cả cuộc đời”30
, họ phải chịu nỗi đau về tinh thần lớn hơn nhiều so với trường hợp bị thương tích nhẹ, ảnh hưởng khơng lớn đến sức khoẻ cũng như khả năng lao động, hoặc là những thương tích có thể phục hồi được.
Thứ hai, dựa vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế cũng như vai trị của người bị thiệt hại trong gia đình. Trường hợp gia đình nạn nhân rất khó khăn về kinh tế
mà nạn nhân lại đóng vai trị là trụ cột trong gia đình, là người có thu nhập chủ yếu thì thiệt hại xảy ra sẽ gây áp lực lớn về tinh thần đối với nạn nhân hơn là trường hợp nạn nhân khơng có nghề nghiệp và sống dựa vào gia đình…
Thứ ba, dựa vào mối quan hệ giữa tính chất của thương tích với đặc điểm nhân thân của người bị thiệt hại: độ tuổi, giới tính, vị trí xã hội, nghề nghiệp… Bởi
những yếu tố này sẽ phản ánh sự tác động trực tiếp của những thiệt hại về vật chất đối với đời sống tinh thần, nội tâm của họ. Chẳng hạn, một cô gái ở độ tuổi 18 bị gây thương tích làm khn mặt bị biến dạng thì sự đau đớn, khủng hoảng về mặt tinh thần chắc chắn sẽ nặng nề hơn rất nhiều so với một người già ở độ tuổi 70 khi gặp cùng tình huống như vậy. Hay một nghệ sĩ piano do tai nạn mà bị tàn phế đơi tay thì sự TTVTT là rất nặng nề và nghiêm trọng31.
Ngồi ra, có thể xem xét thêm một số căn cứ khác như: vị trí của thương tích,
thời gian chịu thiệt hại diễn ra dài hay ngắn, tình trạng thể chất và tinh thần của người bị thiệt hại… Như vậy, cần đánh giá một cách khách quan và tồn diện những yếu tố trên để có thể xác định một cách đúng đắn về mức độ TTVTT, làm căn cứ để tính mức bồi thường TTVTT.
Về người được bồi thường, theo qui định tại điểm a tiểu mục 1.5 mục 1 Phần
II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì “khoản tiền bù đắp TTVTT do sức khoẻ bị
xâm phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại”. Như vậy, người có sức
khoẻ bị xâm phạm, dẫn đến bị TTVTT nên họ được bồi thường là điều hiển nhiên. Nhưng đối với các chủ thể khác, trong một số trường hợp, họ có thể chịu những lo lắng, đau đớn về tinh thần khi sức khoẻ của nạn nhân bị xâm phạm. Chẳng hạn, “trong thực tế, người thân thích gần gũi với người có sức khoẻ bị xâm phạm có thể chịu TTVTT. Ví dụ, người mẹ đau đớn khi thấy đứa con của mình bị tàn phế”32.
30. Trích theo Đỗ Văn Đại (2008), tlđd (04), tr. 15.
31. Phan Thị Hải Anh, Điêu Ngọc Tuấn (2004), “Vấn đề xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm”, Tạp chí Tồ án nhân dân, (10), tr. 8.
19
TTVTT của những chủ thể này là có tồn tại, nhưng pháp luật chỉ chấp nhận bồi thường cho chính nạn nhân có sức khoẻ bị xâm phạm.