Yếu tố lỗi trong căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần theo pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 56 - 60)

2009

2.1. Yếu tố lỗi trong căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh

tinh thần

Lỗi của người gây thiệt hại là một trong những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ nói chung cũng như trách nhiệm BTTTVTT nói riêng. Theo qui định tại khoản 1 Điều 604 BLDS 2005, thì “người nào có lỗi cố ý hoặc vơ ý xâm

phạm (…) mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Ngồi ra, pháp luật cịn qui định

trách nhiệm bồi thường phát sinh ngay cả khi không cần yếu tố lỗi của người gây thiệt hại (khoản 2 Điều 604 BLDS 2005). Theo quan điểm của một số tác giả thì “lỗi là trạng thái tâm lý của con người có thể làm chủ, nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó”70. Và như đã phân tích lỗi thể hiện khả năng nhận thức về hành vi và thiệt hại có thể xảy ra. Như vậy, trừ những trường hợp pháp luật qui định trách nhiệm bồi thường phát sinh khi khơng cần yếu tố lỗi thì người gây thiệt hại phải nhận thức được về hành vi và thiệt hại có thể xảy ra, tức là phải có lỗi thì mới chịu trách nhiệm bồi thường.

Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, khơng hiếm trường hợp, Tồ án buộc người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại nói chung cũng như BTTTVTT nói riêng khi họ khơng có lỗi trong việc gây thiệt hại, và cũng không thuộc các trường hợp bồi thường thiệt hại khi khơng có lỗi theo qui định của pháp luật. Có thể xem xét vụ việc sau:

Ông Thịnh và vợ là bà Lam đều là công nhân nghỉ mất sức. Từ trước đến nay họ khơng có mâu thuẫn với ai. Từ cuối tháng 8-2006, ông Thịnh có biểu hiện thần kinh không ổn định, gia đình đã thường xuyên đóng khóa cổng và trơng coi. Khoảng 13 giờ 30 phút ngày 1-9-2006, ông Thịnh nhảy qua tường bao quanh ra đường ngõ, ông Bun là người cùng phố phát hiện được đến can ngăn bị ông Thịnh đẩy ra rồi tiếp tục chạy ra đường và đến xưởng mộc của bà Ngào ở số nhà 54/90 Mạc Thị Bưởi. Thịnh vào hòm đựng dụng cụ đồ mộc lấy một đục vuông, một kéo sắt chạy ra cửa thấy cháu Sơn đang ngồi đánh giấy giáp thuê cho bà Ngào, Thịnh dùng đục đâm cháu Sơn một nhát vào vùng cổ phía trước bên trái, một nhát vào vùng bụng bên phải. Thấy sự việc như vậy bà Ngào kêu lên, Thịnh xông đến dùng đục đâm một nhát vào ngực bên phải bà Ngào, bà Ngào bỏ chạy. Sau đó Thịnh tiếp tục cầm đục, cầm kéo chạy đến số nhà 175 đường Mạc Thị Bưởi, lúc này có ông Sắc và mọi người đang uống nước ở đó, Thịnh xơng vào định đâm ơng Sắc, ơng Sắc bỏ chạy, anh Luyến từ trong nhà đi ra thấy ông Thịnh cầm đục cầm kéo xông lại

46

chỗ anh Luyến, anh Luyến chạy. Thịnh cầm đục vung vào hông sườn bên phải anh Luyến. Sau đó ơng Thịnh lại tiếp tục cầm đục, cầm kéo chạy ở đường Mạc Thị Bưởi, thấy ông Khanh đang đi xe đạp ngược chiều, ông Thịnh đã dùng kéo đâm một nhát vào lưng trái phía dưới bả vai ơng Khanh. Tiếp đó ơng Thịnh xơng vào nhà số 187 Mạc Thị Bưởi, thấy ông Thịnh vào anh Phúc ra can thì ơng Thịnh dùng kéo đâm một nhát vào đầu anh Phúc. Anh Phong từ trong nhà chạy ra cùng mọi người bắt giữ ơng Thịnh thì lưỡi kéo đâm trượt vào đầu gối bên trái của anh Phong. Toàn bộ 6 người bị Thịnh đâm được đưa đi cấp cứu, riêng cháu Sơn đã chết trên đường đưa đến bệnh viện.

Tại bản giám định pháp y số 109/GĐ ngày 1/9/2006 của Tổ chức giám định pháp y Công an tỉnh Nam Định kết luận: nạn nhân Phạm Hồng Sơn chết do vết thương thủng vai động mạch chủ, mất máu cấp tính.

Tại bản giám định pháp y số 02/2007/PYTT ngày 9/3/2007 của Trung tâm giám định pháp y tâm thần tỉnh Nam Định kết luận: bị can Thịnh bị bệnh rối loạn “loạn thần cấp” (mã số ICD-10F23). Bị can gây án trong tình trạng bệnh đang trong giai đoạn cấp tính, mọi hành vi của bị can đều do bệnh tật chi phối.

Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã nhận định: “Bị cáo

không nhận thức rõ hành vi của mình khi thực hiện tội phạm”. Về trách nhiệm bồi

thường thiệt hại, theo Tồ phúc thẩm: “Tịa án cấp sơ thẩm đã buộc bị cáo phải bồi

thường tồn bộ số tiền chi phí mai táng nạn nhân theo kê khai của bà Phạm Thị Thảo (mẹ nạn nhân Sơn) là: 13.800.000 đồng và buộc bị cáo phải bồi thường cho bà Thảo số tiền bù đắp TTVTT ở mức cao nhất là 60 tháng lương cơ bản (540.000 đồng/tháng) là có căn cứ đúng pháp luật. Nhưng Toà án cấp sơ thẩm lại trừ 6.200.000 đồng trong tổng số tiền bị cáo phải bồi thường vì cho rằng: khi phạm tội bị cáo nhận thức hạn chế là khơng chính xác; bởi lẽ nạn nhân hồn tồn khơng có lỗi; việc hạn chế khả năng nhận thức khi thực hiện tội phạm chỉ được xem xét về phần trách nhiệm hình sự”71.

Vụ việc trên cho thấy, tại thời điểm thực hiện hành vi gây thiệt hại mặc dù ông Thịnh bị bệnh rối loạn “loạn thần cấp” làm hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Hay nói cách khác là ơng Thịnh khơng có lỗi nhưng Tồ án đã buộc bị cáo Thịnh chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (trong đó có bồi thường khoản tiền bù đắp TTVTT cho người thân của người bị thiệt hại) trong khi chỉ xem xét đến ba yếu tố là: có hành vi trái pháp luật (dùng đục đâm cháu Sơn), có thiệt hại xảy ra (cháu Sơn chết, và gây ra TTVTT cho bà Thảo là mẹ của bị hại Sơn), có mối quan

hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra (hành vi dùng đục đâm

47

một nhát vào vùng cổ phía trước bên trái, và một nhát vào vùng bụng bên phải của Sơn làm thủng quai động mạch chủ, mất máu cấp tính và dẫn đến tử vong. Đây là hành vi xâm phạm tính mạng, và nó gây nên TTVTT theo qui định của pháp luật). Đối chiếu với các qui định pháp luật dân sự tại Chương XXI về trách nhiệm BTTHNHĐ, ông Thịnh chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi khơng có lỗi gây ra thiệt hại nhưng lại khơng thuộc các trường hợp trách nhiệm bồi thường phát sinh khi khơng có lỗi của người gây thiệt hại theo qui định của pháp luật. Cụ thể là ông Thịnh bị bệnh rối loạn “loạn thần cấp”, không phải là người bị mất năng lực hành vi dân sự. Trong khi đó, tại khoản 3 Điều 606 BLDS 2005 qui định trường hợp bồi thường thiệt hại khi người gây thiệt hại khơng có lỗi nếu họ là người bị mất năng lực hành vi dân sự.

Theo quan điểm của tác giả, hướng giải quyết của Toà án là thuyết phục trong

việc bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp người gây thiệt hại khi khơng có khả năng nhận thức nhưng họ khơng phải là người bị mất năng lực hành vi dân sự như: người bị bệnh tâm thần, bị mộng du… Có thể thấy, tính chất của hành vi gây thiệt hại của những người này trong nhiều trường hợp là vô cùng nguy hiểm, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng thậm chí là đặc biệt nghiêm trọng. Và nếu cứ cứng nhắc trong việc xác định cần có yếu tố lỗi là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì vơ hình chung đã đẩy rủi ro cho người bị thiệt hại. Trong khi đó, người gây thiệt hại lại khơng phải chịu bất kì một rủi ro nào đối với thiệt hại mà mình đã gây ra. Tuy nhiên, việc áp dụng lại khơng có cơ sở pháp lí vì khơng thuộc trường theo qui định pháp luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi không cần yếu tố lỗi của người gây thiệt hại.

Tham khảo pháp luật của một số nước trên thế giới, có thể thấy, họ đã có xu hướng bỏ yếu tố lỗi theo nghĩa nhận thức khi xem xét căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ở Pháp, thời kỳ đầu áp dụng Bộ luật dân sự năm 1804,

Tòa án cũng buộc phải có yếu tố nhận thức của người gây thiệt hại để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường. Trong một bản án ngày 14-5-1866, Tòa án tối cao Pháp đã xác lập ngun tắc theo đó người khơng có nhận thức được hành vi của mình khơng phải chịu trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại của mình gây ra. Ở đây, lỗi với tư cách là yếu tố phát sinh trách nhiệm bồi thường phải có hai thành phần: lỗi khách quan là hành vi trái pháp luật hay sự bất cẩn và lỗi chủ quan là khả năng nhận thức của chủ thể. Do đó, một người khơng có nhận thức hay mất khả năng nhận thức khi gây thiệt hại thì khơng có lỗi chủ quan và khi thiếu lỗi chủ quan thì chưa có lỗi; vì chưa có lỗi thì không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, điều kiện nhận thức của người gây thiệt hại đối với hành vi của mình ngày càng được coi là vô lý nếu muốn bảo vệ nạn nhân và các nhà lập pháp của Pháp đã phải can thiệp.

48

Năm 1968, các nhà lập pháp Pháp đã thêm vào Bộ luật dân sự Điều 489-2 theo đó: “Người đã gây thiệt hại cho người khác vẫn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho

dù người này vào lúc gây thiệt hại trong tình trạng tâm thần bị loạn”. Trong một

tiền Dự thảo được công bố năm 2011 (dưới sự chủ trì của GS. Terré) đã nêu: “chủ

thể của một hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác vẫn phải bồi thường ngay cả khi họ khơng có khả năng nhận thức”. Ở nước khác, cụ thể là Thổ Nhĩ Kỳ

đang tiến hành sửa đổi pháp luật và họ cũng theo hướng người gây thiệt hại phải bồi thường cho dù họ khơng có khả năng nhận thức (tức khơng có lỗi)72.

Như vậy, có thể thấy, xu hướng pháp luật của một số nước đã loại bỏ yếu tố nhận thức của chủ thể gây thiệt hại ra khỏi danh sách căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thiết nghĩ BLDS 2005 cũng nên bỏ yếu tố lỗi khi xem xét căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung cũng như trách nhiệm BTTTVTT nói riêng, bởi một số lí do sau:

Thứ nhất, xuất phát từ “lỗi” là “trạng thái tâm lí” thể hiện sự nhận thức về

hành vi và hậu quả của hành vi đó. Do lỗi là diễn biến tâm lí bên trong của chủ thể nên việc xác định có lỗi hay khơng có lỗi là vô cùng trừu tượng và trong nhiểu trường hợp là khó xác định. Từ đó, có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thiệt hại bởi ngoại trừ các trường hợp trách nhiệm bồi thường phát sinh khi không cần yếu tố lỗi thì nếu người gây thiệt hại khơng có lỗi thì sẽ khơng phát sinh trách nhiệm bồi thường. Từ đó thể hiện sự khơng hợp lí nếu bảo vệ quyền lợi cho người gây thiệt hại hơn là bảo vệ cho người bị thiệt hại khi thực tế là người bị thiệt hại lại tự gánh chịu những rủi ro mà người có hành vi trái pháp luật đã gây ra.

Thứ hai, trong lĩnh vực khác, trách nhiệm BTTTVTT cũng được thừa nhận

nhưng khi xem xét căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thì khơng hề có yếu tố lỗi. Cụ thể khi nghiên cứu Luật TNBTCNN, tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6, chúng ta không hề thấy qui định về yếu tố lỗi của người thi hành công vụ gây ra thiệt hại làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Thứ ba, cũng xuất phát từ mục đích bảo vệ quyền lợi của chủ thể bị thiệt hại,

đặc biệt là đối với trách nhiệm BTTTVTT thì chủ thể bị TTVTT cần phải được quan tâm nhiều hơn. Bởi thiệt hại mà họ gánh chịu là những mất mát về tinh thần, trong nhiều trường hợp, nỗi đau đó có thể kéo dài suốt cuộc đời, thậm chí có thể ảnh hưởng đến thần kinh, trở thành bệnh lí, hoặc nghiêm trọng hơn có thể làm cho họ tuyệt vọng, khơng cịn ý chí sinh tồn… Mặc dù bồi thường TTVTT khơng thể bồi thường tồn bộ thiệt hại, cũng khơng thể khơi phục lại tình trạng ban đầu, tuy nhiên nó có thể giúp người bị thiệt hại xoa dịu nỗi đau tinh thần, trở về cuộc sống bình

49

thường. Sẽ không thuyết phục nếu thừa nhận người gây thiệt hại phải có lỗi là một trong những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường. Trong khi đó, nhiều trường hợp, họ gây thiệt hại khi khơng có khả năng nhận thức được hành vi và thiệt hại nhưng họ lại không thuộc trường hợp pháp luật qui định trách nhiệm bồi thường phát sinh khi không cần yếu tố lỗi. Và như vậy, người bị thiệt hại tự gánh chịu những rủi ro mà đáng lẽ ra người gây thiệt hại phải chịu do hành vi trái pháp luật của mình.

Như vậy, vì những lí do trên, thiết nghĩ cần sửa đổi qui định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hướng bỏ yếu tố lỗi. Tức là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có: hành vi trái pháp luật, thiệt hại xảy ra và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần theo pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)