2009
2.6. Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần theo qui định của Luật
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009
Trong q trình thi hành cơng vụ, khơng hiếm trường hợp người thi hành công vụ xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác, gây ra những thiệt hại về vật chất và TTVTT. Và trong nhiều trường hợp, mức độ thiệt hại là vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt là trong hoạt động tố tụng hình sự. Vì hoạt động này trực tiếp định đoạt số phận pháp lí của con người, hoặc là tước bỏ một số quyền (kể cả quyền sống được xem là quyền thiêng liêng nhất của con người) hoặc là bảo vệ quyền lợi cho họ. Hơn nữa, hoạt động này không chỉ tác động vào người bị thiệt hại mà còn tác động vào các chủ thể khác (thân nhân của người bị thiệt hại), từ đó gây ra những thiệt hại nhất định, bao gồm thiệt hại về vật chất và TTVTT.
Vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn là một ví dụ điển hình cho những thiệt hại cũng như là chủ thể bị thiệt hại từ hoạt động tố tụng hình sự gây ra96.
Trong suốt mười năm ngồi tù oan, bản thân ông Chấn nếm đủ sự đắng cay, tủi nhục, đau đớn về thể xác từ những lần bị bức cung, nhục hình, bị đánh đập, hành hạ. Ngày trở về, ông Chấn đối diện với tuổi già, bệnh tật do sức khoẻ bị giảm sút. Bản thân gia đình ơng Chấn cũng bị những thiệt hại đáng kể, đặc biệt là TTVTT mà mẹ, vợ, con ông Chấn phải gánh chịu. Vợ ông Chấn phải nhập viện vì căn bệnh thần kinh do nhiều năm suy nhược vì nghĩ đến chồng bị án oan. Mẹ ông Chấn là bà Phạm Thị Vy (vợ liệt sĩ và có con trai duy nhất là ông Chấn) trong suốt 10 năm qua khơng nơi nương tựa, chăm sóc. Cịn con ơng Chấn thì phải bỏ học giữa chừng. Nếu ơng Chấn khơng ngồi tù thì ơng sẽ làm ra tiền đủ khả năng nuôi con cái ăn học đàng hồng, con ơng Chấn sẽ khơng bị thất học.
Đó là chưa kể đến việc trong suốt thời gian mười năm tù oan, những người thân của ông Chấn không dám ngẩng mặt lên nhìn ai, đi đâu cũng mang danh có chồng/cha/con phạm tội giết người, có thể vì vậy mà bị mọi người xa lánh. Nỗi ám ảnh này kéo dài dai dẳng suốt mười năm trời, làm cho họ luôn sống trong cảnh buồn tủi, nhục nhã, lo lắng, xấu hổ, không phút giây nào là không nghĩ đến.
Ơng Chấn có u cầu BTTTVTT cho mẹ, vợ và con ơng Chấn97 nhưng liệu yêu cầu này có được giải quyết khi hiện nay, theo qui định tại khoản 2, 3 Điều 47 Luật TNBTCNN thì chỉ có ơng Chấn mới được BTTTVTT.
96. Thiên Long, “Người tù oan phải chứng minh tổn thất tinh thần bằng hoá đơn, chứng từ”
http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/ho-so-vu-an/nguoi-tu-oan-phai-chung-minh-ton-that-tinh-than- bang-hoa-don-chung-tu-a86057.html (truy cập ngày 28/4/2015).
68
Qua vụ việc trên, theo quan điểm của tác giả, đây thật sự là một điểm hạn chế của Luật TNBTCNN. Bởi TTVTT mà người thân của người bị thiệt hại là có thật, và trong nhiều trường hợp, có thể nói mức độ thiệt hại khơng hề thua kém với người bị thiệt hại. Tuy nhiên, Luật TNBTCNN chỉ thừa nhận có một trường hợp thân nhân của người bị thiệt hại được BTTTVTT khi người bị thiệt hại chết. Đối với các trường hợp cịn lại thì họ khơng được bồi thường. Điều này có thể lí giải là do trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước là trách nhiệm BTTHNHĐ nên việc áp dụng tuân theo các qui định của BLDS 2005 về chế định này và được ghi nhận tại Chương XXI của Bộ luật, trong đó có trách nhiệm BTTTVTT. Ngoài trường hợp tính mạng và thi thể bị xâm phạm thì BLDS hiện hành thừa nhận chỉ có người bị xâm phạm đến sức khoẻ; danh dự, nhân phẩm, uy tín mới được BTTTVTT.
Tuy nhiên, như đã phân tích, qui định này không phù hợp với thực tiễn và xu hướng chung của thế giới khi đề cao quyền con người nên tác giả đã kiến nghị bổ sung thêm người thân thích gần gũi với người bị thiệt hại cũng được BTTTVTT khi sức khoẻ bị xâm phạm.Vì vậy, đối với trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, thiết nghĩ Luật TNBTCNN nên sửa đổi theo hướng thừa nhận người thân thích gần gũi của người bị thiệt hại cũng được BTTTVTT khi nguời bị thiệt hại bị xâm hại sức khoẻ, cũng có thể áp dụng đối với trường hợp người bị thiệt hại do hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín. Hướng giải quyết này không chỉ áp dụng riêng cho TTVTT phát sinh trong hoạt động tố tụng hình sự, mà cịn có thể áp dụng cho hoạt động quản lí hành chính, thi hành án hình sự. Bởi có thể thấy hoạt động quản lí hành chính, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự có khả năng ảnh hưởng rất lớn đối với quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, mức độ thiệt hại có thể là rất lớn, vì thơng thường thiệt hại xảy ra trong một khoảng thời gian, và những người thân thích của người bị thiệt hại cũng có khả năng bị TTVTT. Chẳng hạn, vì người thân bị áp dụng biện pháp xử lí hành chính, hình sự hoặc thi hành án hình sự mà người thân bị mọi người xa lánh, bị người khác chê cười, hay do quá đau buồn, lo lắng, bất an cho người thân của mình đã dẫn đến suy nhược cơ thể, bị bệnh… Mà suy cho cùng, những thiệt hại này cũng xuất phát từ hành vi gây thiệt hại của người thi hành cơng vụ trong q trình thi hành cơng vụ. Nếu như họ không gây thiệt hại cho người thân của những người này thì liệu những thiệt hại nói trên có xảy ra. Cũng như vụ ơng Nguyễn Thanh Chấn, cũng chính vì ơng Chấn lãnh án oan suốt mười năm trời, mà gia định ông phải chịu những tổn thất nặng nề, vợ thì bị suy nhược thần kinh, mẹ già khơng ai chăm sóc, con phải bỏ học, sự đối diện của gia 97. Minh Chiến, “Án oan chấn động: Đến bao giờ ông Chấn được bồi thường”
http://vtc.vn/an-oan-chan-dong-den-bao-gio-ong-chan-duoc-boi-thuong.7.541424.htm (truy cập ngày 28/4/2015).
69
đình trước những lời dị nghị, gièm pha của bà con hàng xóm về việc ơng Chấn giết người. Có thể thấy TTVTT của ơng Chấn vì phải hơn 10 năm ngồi tù oan và những đau khổ, mất mát mà những người thân của ơng phải gánh chịu, có thể nói mức độ thiệt hại lớn đến mức mà khơng ai có thể tính ra được bằng tiền.
Tóm lại, theo quan điểm của tác giả, Luật TNBTCNN nên theo hướng chấp nhận những người thân thích gần gũi của người bị thiệt hại cũng được BTTTVTT. Mức bồi thường cho những người này sẽ căn cứ vào mức độ TTVTT khi có sự thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín; có thể dựa vào một số tiêu chí như: mức độ tổn hại sức khoẻ, khoảng thời gian xảy ra thiệt hại, mối quan hệ tình cảm với người bị thiệt hại, vị trí vai trị của họ trong gia đình… để có thể đưa ra phán quyết phù hợp nhằm bảo vệ quyền lợi của người bị TTVTT.