2009
2.5. Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần khi mồ mả bị xâm phạm
bị thiệt hại.
Tham khảo pháp luật một số nước trên thế giới, chẳng hạn như ở Pháp,
“bên cạnh chấp nhận bồi thường thiệt hại về vật chất, Tịa án khơng hiếm cơ hội buộc người xâm phạm tài sản phải BTTTVTT khi làm chết động vật gần gũi với người như chó, ngựa đua. Ở châu Âu, Tịa án châu Âu về quyền con người đã cho rằng TTVTT có thể tồn tại khi tài sản bị xâm phạm”92.
Như vậy, có thể thấy, pháp luật một số nước đã thừa nhận hành vi xâm phạm tài sản, bên cạnh gây ra thiệt hại về vật chất mà còn làm phát sinh TTVTT. Thiết nghĩ BLDS hiện hành cũng nên sửa đổi theo hướng trên. Bởi trên thực tế, trong nhiều trường hợp, hành vi xâm phạm tài sản cũng gây ra những TTVTT cho chủ sở hữu. Vì tài sản có sự gắn bó với họ trong một khoảng thời gian, thậm chí nó cịn có một ý nghĩa quan trọng nào đó hay nói cách khác, nó mang một giá trị tinh thần đối với họ.
Ví dụ, vật bị mất hay bị huỷ hoại… là kỉ vật mà người yêu hay người thân tặng, nó chứa đựng những tình cảm và những kỉ niệm đáng nhớ, thậm chí là rất quan trọng đối với chủ sở hữu. Hay trường hợp giá trị của tài sản là khơng đáng kể, đó có thể là di vật của tổ tiên mấy đời truyền lại, nếu mất đi sẽ khơng tìm được cái nào khác thay thế… và trong nhiều trường hợp, vì tài sản bị xâm phạm mà chủ sở hữu phải đau buồn, lo nghĩ, bức rức, khó chịu, giày xé tâm trạng…
Tuy nhiên, việc thừa nhận được BTTTVTT không đồng nghĩa với việc trong mọi trường hợp khi tài sản bị xâm phạm thì chủ sở hữu cũng được BTTTVTT. Tuỳ vào từng trường hợp, tuỳ vào mức độ ảnh hưởng đến tình cảm, tâm lý của người bị thiệt hại trước sự xâm phạm về tài sản và nếu người có tài sản chứng minh được là có TTVTT thì họ sẽ được bồi thường.
Về mức BTTTVTT, theo quan điểm của tác giả thì nếu các bên khơng thoả
thuận được thì mức tối đa khơng q 30 mức lương cơ sở do Nhà nước qui định.
2.5. Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần khi mồ mả bị xâm phạm phạm
BLDS 2005 ghi nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả. Đây được xem là điểm tiến bộ hơn so với BLDS 1995. Tuy nhiên, BLDS 2005 chỉ thừa nhận trách nhiệm BTTTVTT khi có hành vi xâm phạm thi thể. Trong khi đó, TTVTT có thể tồn tại khi có hành vi xâm phạm mồ mả. Bởi xuất phát từ phong tục tập quán của người Việt luôn xem trọng vấn đề tâm linh, nên khi người thân mất đi, những người thân thích của họ ln chăm nom, giữ gìn mồ
65
mả nhằm bày tỏ lịng tơn kính, tưởng nhớ đến người đã mất. Cho nên, khi mồ mả bị xâm phạm, thì những người thân thích cũng đau buồn, bức rức, cảm thấy có lỗi với người đã mất. Việc BLDS 2005 khơng ghi nhận trách nhiệm BTTTVTT khi mồ mả bị xâm phạm là một thiếu sót đáng kể vì khơng bảo vệ được quyền lợi của người bị thiệt hại. Trong khi nhiều trường hợp, mức độ TTVTT của thân nhân của người có mồ mả bị xâm phạm là rất lớn.
Mặc dù pháp luật không qui định vấn đề bồi thường nhưng thực tiễn xét xử trong một số trường hợp, Toà án đã cân nhắc đến việc thừa nhận trách nhiệm BTTTVTT.
Có thể kể đến vụ xâm phạm mồ mả tại nghĩa trang Đồng Trưa (Hà Đơng, Hà Nội) được giới báo chí nói đến nhiều. Kỳ, Sơn và Đương đã có hành vi chuyển bùn, đất thải từ cơng trình xây dựng khu đơ thị La Khê, Hà Đông vào khu nghĩa trang Đồng Trưa (thôn Ỷ La) khiến 35 ngơi mộ bì vùi sâu vào lớp bùn đất.
Khi được hỏi về yêu cầu bồi thường thiệt hại, rất nhiều những gia đình có mồ mả bị xâm hại đã cho rằng không tiền nào có thể bù đắp những TTVTT mà các bị cáo đã gây ra. Họ rất bức xúc, căm phẫn trước hành vi của những bị cáo, hành vi của họ là khơng thể tha thứ được. Ai cũng có bố mẹ, tổ tiên, tại sao họ lại dám chà đạp lên các vong hồn người đã khuất. Khơng bao giờ các bị cáo có thể bồi thường được những tổn thất đã gây ra cho những gia đình có mồ mả bị xâm phạm93
.
Tại bản án sơ thẩm, Tòa án cũng xác định rằng: “Hành vi phạm tội của các
bị cáo đã xâm phạm đến thế giới tình cảm tâm linh theo phong tục và truyền thống của dân tộc Việt Nam, đã trực tiếp xâm phạm mồ mả, có thể đe dọa xâm phạm tới thi thể, hài cốt của người chết; hành vi phạm tội còn xâm phạm tới trật tự công cộng, trật tự xã hội gây bất bình căm phẫn trong nhân dân, gây TTVTT đối với
nhân thân các gia đình có mộ phần bị xâm phạm”94.
Tại phiên tòa, Viện kiểm sát đã đề nghị: “Áp dụng Điều 629, 611 BLDS;
Nghị quyết số 03/2006 buộc các bị cáo phải có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cho 32 gia đình thân nhân 32 mộ phần; bồi thường cho UBND phường; Công ty môi trường đô thị Hà Đông và BTTTVTT mức tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”. Ở đây, Viện kiểm sát viện dẫn Điều 629
nhưng lại phải bổ sung Điều 611 về xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại. Tịa án cũng theo hướng này và xét rằng: “Tuy Điều 629 BLDS quy
định về BTTH do xâm phạm mồ mả đã viện dẫn ở trên, điều luật đã ghi rõ chỉ bồi
93. Nam Anh, “Ba kẻ xâm phạm mồ mả tại nghĩa trang Đồng Trưa lĩnh án”
http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/3-ke-xam-pham-mo-ma-tai-nghia-trang-dong-trua-linh-an- 2185416.html (truy cập ngày 26/6/2015).
66
thường chi phí hợp lý, hạn chế khắc phục thiệt hại… chứ không quy định phải bồi thường khoản bù đắp về tổn thất tinh thần. Song căn cứ Nghị quyết số 03/2006/NQ- HĐTP thì tại đoạn 1 điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I của Nghị quyết quy định: “Thiệt hại do TTVTT của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (…) và cần được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải gánh chịu”. Căn cứ vào mức độ xâm phạm mồ mả thì khoản tiền bù đắp về tinh thần mà các gia đình yêu cầu HĐXX chấp nhận một phần yêu cầu và phải căn cứ vào mức độ TTVTT nhưng tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định tại Điều 611 BLDS”95
.
Có thể thấy, mức độ TTVTT của gia đình người có mồ mả bị xâm phạm là rất lớn. Việc Toà án buộc người có hành vi xâm phạm phải BTTTVTT cho người bị thiệt hại là thoả đáng. Tuy nhiên, do Điều 629 BLDS 2005 chỉ ghi nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất nên để có cơ sở pháp lí cho việc ra phán quyết, Tồ án đã rất lòng vòng trong việc giải thích và áp dụng các điều luật. Hơn nữa, việc Toà án xem hành vi xâm phạm mồ mả là trường hợp xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm có vẻ khơng thuyết phục. Bởi như đã phân tích tại tiểu mục 1.4.1.3. của khố luận, thì danh dự là tiếng tốt của một người, nhân phẩm là phẩm giá con người và uy tín là thế mạnh được người ta tín nhiệm, yêu quý. Như vậy, khi có hành vi xâm phạm mồ mả, khó có thể khẳng định hành vi đó xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của thân nhân người có mồ mả, từ đó phát sinh TTVTT.
Như vậy, thực tiễn xét xử đã thừa nhận có tồn tại TTVTT trong trường hợp mồ mả bị xâm phạm. Tuy nhiên, do thiếu cơ sở pháp lí nên đã gây khó khăn trong việc áp dụng. Từ đó, ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thiệt hại. Thiết nghĩ, Điều 629 BLDS nên sửa đổi theo hướng bổ sung trách nhiệm BTTTVTT khi có hành vi xâm phạm mồ mả.
Về chủ thể được bồi thường và mức bồi thường, thiết nghĩ nên áp dụng tương
tự như trường hợp BTTTVTT khi thi thể bị xâm phạm được qui định tại khoản 3 Điều 628 BLDS 2005. Bởi có thể xem hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả là hành vi xâm phạm quyền nhân thân của thân nhân người chết, của những người (gia đình) có mồ mả bị xâm phạm và đều có liên quan đến yếu tố tâm linh. Cho nên, cần qui định:
+ Chủ thể được BTTTVTT: người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của
người chết. Nếu khơng có những người này thì người trực tiếp ni dưỡng người chết được bồi thường.
67
+ Mức BTTTVTT: nếu các bên khơng thoả thuận được thì mức bồi thường tối
đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm là 30 mức lương cơ sở do Nhà nước qui định.