2009
2.4. Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm
tính mạng. Và nếu có nhiều người bị xâm phạm tính mạng, thì mức bồi thường sẽ được nhân lên theo số lượng người chết, mà không phụ thuộc vào việc họ là những người trong cùng một gia đình hay chủ thể được bồi thường. Bởi ba người chết trong một gia đình thì mức độ TTVTT khơng thể như một người chết được. Giả thiết có ba người chết trong ba gia đình khác nhau thì người xâm phạm đến tính mạng cũng phải bồi thường khoản tiền cho mỗi người chết là khơng q 60 tháng lương. Vậy có gì khác giữa ba người chết trong một gia đình với ba người chết trong ba gia đình, chưa kể ba người chết trong một gia đình thì sự đau thương mất mát về tinh thần còn cao hơn nhiều so với trường hợp ba người chết trong ba gia đình.
Tuy nhiên, khi quyết định mức BTTTVTT, phải tuỳ thuộc vào từng trường hợp. Không phải trong mọi trường hợp cứ lấy mức tối đa được bồi thường nhân với số lượng người chết. Mà việc xác định mức bồi thường TTVTT cho một người sẽ căn cứ vào một số yếu tố như: vị trí, vai trị của họ trong gia đình, mối quan hệ với những người thân thích, tính chất, mức độ hành vi xâm phạm... cùng với khả năng bồi thường của người có trách nhiệm bồi thường để có thể đưa ra phán quyết cho phù hợp, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người bị thiệt hại.
2.4. Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm phạm
Điều 608 BLDS 2005 chỉ thừa nhận bồi thường thiệt hại về vật chất. Cho nên, thực tiễn xét xử khơng thừa nhận trách nhiệm BTTTVTT, mặc dù có thể tồn tại tổn thất này khi tài sản bị mất, bị huỷ hoại, hư hỏng…
63
Trong một vụ việc, xét thấy nhà của bà Ba là nhà cấp 4, được xây dựng từ năm 1984, trong q trình sử dụng, bà Ba có làm thêm gác gỗ, lát nền gạch bơng, năm 1999, anh Tạo ở kề bên nhà bà Ba xây nhà kiên cố. Từ khi anh Tạo xây nhà thì nhà bà Ba bị nứt tường, thủng ngói nhiều chỗ, gây nguy hiểm cho người ở. Trong quá trình giải quyết, anh Tạo xác định do anh xây nhà kiên cố, một phần do nhà bà Ba xuống cấp, nên đã làm nhà bà Ba hư hỏng, anh đồng ý trả giá trị cho nhà bà Ba theo định giá trước khi anh xây dựng và trả tiền di dời nhà, tổng số tiền 50.000.000 đồng, anh không yêu cầu giám định lỗi dẫn đến thiệt hại.
Xét thấy căn cứ lời khai của anh Tạo thừa nhận do anh xây nhà làm hư hỏng nhà của bà Ba, anh cũng không yêu cầu giám định lỗi dẫn đến thiệt hại. Về mặt thực tế nếu anh Tạo khơng xây nhà thì chắc rằng bà Ba vẫn sử dụng nhà bình thường. Vì vậy nay nhà bà Ba không thể sử dụng được nữa, nên lỗi gây ra thiệt hại được xác định thuộc về phía anh Tạo tồn bộ và bản án phúc thẩm buộc vợ chồng anh Tạo, chị Đào bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bà Ba về giá trị nhà còn lại, tiền di dời nhà, tiền thuê nhà 4 tháng để xây nhà mới, tổng số là 82.373.300 là đúng.
Toà giám đốc thẩm đã nhận định: “Theo Điều 612 BLDS qui định về xác
định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, thì thiệt hại được bồi thường khơng có khoản thiệt hại về tinh thần. Mặt khác, bà Ba đề nghị bồi thường khoản này, cũng khơng có chứng cứ chứng minh, nhưng bản án phúc thẩm lại buộc anh Tạo, chị Đào bồi thường cho bà Ba thiệt hại về tinh thần 10.000.000 đồng là không đúng”91.
Trong vụ việc trên, quan điểm của các Tồ án là khơng thống nhất khi giải quyết vấn đề BTTTVTT trong trường hợp tài sản bị xâm phạm. Theo Tồ phúc thẩm thì chấp nhận yêu cầu bồi thường TTVTT cho bà Ba. Vào thời điểm giải quyết vụ việc thì BLDS 1995 đang có hiệu lực. Qui định tại Điều 612 BLDS 1995 về thiệt hại được bồi thường khi tài sản bị xâm phạm cũng tương tự như Điều 608 BLDS 2005, tức là không thừa nhận TTVTT. Như vậy, phán quyết của Tồ phúc thẩm là khơng đúng với qui định của pháp luật, nhưng hướng giải quyết này đã phần nào bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bị thiệt hại đối với TTVTT có thể phát sinh. Nếu như anh Tạo khơng xây nhà thì nhà của bà Ba khơng bị hư hỏng. Và nếu nhà bà Ba khơng bị hư hỏng thì bà Ba cũng khơng phải sống trong cảnh phập phồng lo sợ khi thấy nhà bị nứt tường, thủng ngói nhiều chỗ, có thể gây nguy hiểm cho người ở bất cứ lúc nào. Hay cảm giác buồn phiền, tiếc nuối khi phải rời xa ngôi nhà mà bà Ba đã gắn bó trong một khoảng thời gian dài vì ngơi nhà bị hư hỏng nặng, và không thể sử dụng được nữa. Đây được xem là những TTVTT phát sinh khi người có tài sản bị xâm phạm. Tuy nhiên, việc pháp luật không thừa nhận trách nhiệm BTTTVTT
64