Trong hoạt động thi hành án hình sự

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần theo pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 44 - 46)

1.4. Trường hợp được bồi thường tổn thất về tinh thần

1.4.3.3. Trong hoạt động thi hành án hình sự

Thi hành án là giai đoạn tiếp theo của hoạt động xét xử, đảm bảo cho các bản án, quyết định của tồ án có hiệu lực pháp luật được thi hành trên thực tế. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thi hành án, không tránh khỏi trường hợp cán bộ, cơng chức có hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền lợi của người phải thi hành án và làm phát sinh thiệt hại về vật chất và TTVTT. Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự được qui định tại Điều 39 Luật TNBTCNN, và Điều 3 Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP- VKSNDTC-TANDTC ngày 06/11/2013 của Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự (Thơng tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC). Căn cứ vào Điều 47 Luật TNBTCNN và khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT- BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC thì các trường hợp được BTTTVTT:

Thứ nhất, TTVTT phát sinh trong thời gian chấp hành hình phạt tù theo qui định tại khoản 2 Điều 47 Luật TNBTCNN.

Trong trường hợp này, người thi hành cơng vụ đã có hành vi trái pháp luật làm cho người bị thiệt hại phải chấp hành hình phạt tù khơng đúng theo qui định của pháp luật. Cụ thể:

+ Phải chấp hành hình phạt tù quá thời hạn;

+ Phải chấp hành hình phạt tù trong trường hợp đã có quyết định của Tồ án về việc hỗn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù;

+ Không được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo quyết định của Tồ án;

+ Không được đặc xá theo quyết định của chủ tịch nước;

+ Không được đại xá theo quyết định của Quốc hội đối với người phải chấp hành án phạt tù.

Tức là khi hết thời hạn chấp hành hình phạt tù theo quyết định thi hành án phạt tù, hoặc khi có một trong số những quyết định trên mà những người thi hành công vụ trong hoạt động thi hành án hình sự vẫn buộc người người bị kết án tiếp tục chấp hành hình phạt tù trái với các quyết định. Khi đó, những hành vi trên đã xâm phạm

34

đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án mà cụ thể là xâm phạm quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, uy tín, từ đó gây nên những TTVTT.

Theo qui định pháp luật thì mức bồi thường được tính là cứ một ngày chấp hành hình phạt tù bằng ba ngày lương tối thiểu do Nhà nước qui định áp dụng cho cơng chức làm việc trong cơ quan hành chính Nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Về ngày lương tối thiểu được tính theo qui định tại điểm a khoản 1 Điều 10

Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC, tương tự như trường hợp được BTTTVTT trong hoạt động quản lí hành chính, tố tụng hình sự.

Về số ngày phải chấp hành án phạt tù là số ngày thực tế mà người được bồi

thường phải chấp hành án phạt tù không đúng qui định pháp luật và thuộc một trong các trường hợp trên (điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT- BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC).

Thứ hai, TTVTT phát sinh trong trường hợp thi hành án cải tạo khơng giam giữ, bị áp dụng hình phạt tù cho hưởng án treo theo qui định tại khoản 5 Điều 47 Luật TNBTCNN. Khi đó, người bị kết án có quyết định đại xá của Quốc

hội khi đang áp dụng hình phạt này nhưng cơ quan thi hành án không thực hiện quyết định này mà họ vẫn tiếp tục thực hiện hình phạt cải tạo khơng giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo.

Về mức bồi thường, cứ một ngày thi hành án cải tạo không giam giữ, hoặc

phạt tù cho hưởng án treo trái qui định pháp luật bằng một ngày lương tối thiểu do Nhà nước qui định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Thứ ba, trong thời gian phải chấp hành án phạt tù trái với qui định của pháp luật mà người bị thiệt hại bị tổn hại về sức khoẻ thì ngồi khoản bồi thường

trên, người bị thiệt hại còn được BTTTVTT. Mức bồi thường này sẽ tuỳ thuộc vào mức độ sức khoẻ bị tổn hại nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước qui định tại thời điểm giải quyết bồi thường (theo khoản 4 Điều 47 Luật TNBTCNN).

Thứ tư, nếu trong thời gian đó mà người bị thiệt hại chết thì thân nhân của

họ được hưởng chung một khoản duy nhất về BTTTVTT là 360 tháng lương tối thiểu do Nhà nước qui định tại thời điểm giải quyết bồi thường. Mức bồi thường này được áp dụng nếu người bị thiệt hại chết không do lỗi của họ hoặc không do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết. Nếu không thuộc trường hợp trên thì thân nhân của họ không được bồi thường khoản tiền này, trừ khi người bị thiệt hại là phụ nữ có thai, đang ni con dưới 36 tháng tuổi, người đã được chủ tịch nước quyết

35

định ân giảm hình phạt tử hình hoặc là người chưa thành niên (khoản 2 Điều 10 Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC).

Theo điểm c khoản 2 Điều 10 Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BCA-BQP- BTP-VKSNDTC-TANDTC) thì thân nhân người bị thiệt hại được bồi thường bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại, người trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại, và những người này phải còn sống tại thời điểm người bị thiệt hại chết.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần theo pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 44 - 46)