Theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần theo pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 37 - 39)

1.4. Trường hợp được bồi thường tổn thất về tinh thần

1.4.2. Theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

Khi chủ thể có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì tuỳ theo tính chất và mức độ xâm phạm, hành vi đó có thể bị xử lí bằng biện pháp dân sự, hành chính, hình sự. Đối với biện pháp dân sự, một trong những biện pháp bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ khi có hành vi xâm phạm gây thiệt hại là buộc bồi thường thiệt hại theo qui định tại Điều 204 Luật SHTT. Thiệt hại trong trường hợp này bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần (Điều 204 Luật SHTT).

52. Xem Điều 32 BLDS 2005; Điều 21, 22 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác năm 2006.

27

Đối với thiệt hại về tinh thần, Luật SHTT chỉ thừa nhận một số đối tượng quyền sở hữu trí tuệ có thể bị thiệt hại về tinh thần khi bị xâm phạm và được bồi thường theo qui định tại điểm b khoản 1 Điều 204. Và theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lí Nhà nước về sở hữu trí tuệ (Nghị định số 105/2006/NĐ-CP); điểm 1.8 tiểu mục 1 mục I Phần B Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày 03/4/2008 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số qui định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tồ án nhân dân (Thơng tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP) thì thiệt hại về tinh thần phát sinh do hành vi trực tiếp xâm phạm đến quyền nhân thân của tác giả tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng. Từ đó, tác giả, hoặc người biểu diễn bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm, bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm (uy tín), danh tiếng, lịng tin vì bị hiểu nhầm…

Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ (tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí) hay là người chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng. Người biểu diễn là diễn viên, ca sĩ, nhạc cơng, vũ cơng và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (khoản 1 Điều 16 Luật SHTT). Những chủ thể này được Luật SHTT bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản. Trong đó thiệt hại về tinh thần phát sinh do các quyền nhân thân bị xâm phạm như53: quyền được nêu tên là tác giả trong các văn bằng bảo hộ hay các tài liệu công bố, giới thiệu về các đối tượng trên; quyền bảo vệ tính tồn vẹn của tác phẩm hay hình tượng biểu diễn, ngăn khơng cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm, hình tượng biểu diễn gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả, người biểu diễn…

Để được bồi thường, thì chủ thể bị thiệt hại phải đưa ra những chứng cứ chứng minh là có thiệt hại về tinh thần do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc các trường hợp được qui định tại Điều 28, Điều 35, Điều 126, Điều 188 Luật SHTT, và thiệt hại về tinh thần phải là những tổn thất thực tế mà tác giả, người biểu diễn phải gánh chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra. Theo khoản 2 Điều 16 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP và được hướng dẫn chi tiết tại điểm 1.3 tiểu mục 1 mục I Phần B Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-

28

BVHTT&DL-BKH&CN-BTP thì chỉ được coi là tổn thất thực tế nếu có đủ ba căn cứ sau:

Thứ nhất, lợi ích tinh thần là có thực và thuộc về người bị thiệt hại. Lợi ích tinh

thần là kết quả (sản phẩm) của quyền sở hữu trí tuệ và người bị thiệt hại là người có quyền hưởng lợi ích tinh thần đó.

Thứ hai, người bị thiệt hại có khả năng đạt được lợi ích tinh thần. Người bị thiệt

hại có thể đạt được (thu được) lợi ích tinh thần đó trong điều kiện nhất định, nếu khơng có hành vi xâm phạm xảy ra.

Thứ ba, có sự giảm sút hoặc mất lợi ích của người bị thiệt hại sau khi hành vi

xâm phạm xảy ra so với khả năng đạt được lợi ích đó khi khơng có hành vi xâm phạm và hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút, mất lợi ích đó. Cụ thể là: trước khi xảy ra hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, người bị thiệt hại đã có lợi ích tinh thần. Sau khi hành vi xâm phạm xảy ra người bị thiệt hại bị giảm sút hoặc mất lợi ích mà họ đạt được trước khi có hành vi xâm phạm và giữa hành vi xâm phạm và sự giảm sút, mất lợi ích đó phải có mối quan hệ nhân quả. Sự giảm sút, mất lợi ích đó là kết quả tất yếu của hành vi xâm phạm và ngược lại hành vi xâm phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút, mất lợi ích đó.

Về mức bồi thường thiệt hại về tinh thần, tuỳ vào mức độ TTVTT của tác

giả, người biểu diễn căn cứ vào mức độ tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho họ để quyết định mức bồi thường thiệt hại về tinh thần cho phù hợp. Theo qui định tại khoản 2 Điều 205 Luật SHTT thì mức tối thiểu là năm triệu đồng và tối đa là năm mươi triệu đồng.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần theo pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 37 - 39)