2009
2.3. Mức bồi thường tổn thất về tinh thần
2.3.1. Mức tối đa được bồi thường
Theo qui định của BLDS 2005, nếu các bên không thoả thuận được thì Tồ án sẽ quyết định mức bồi thường, tuỳ thuộc vào mức độ TTVTT nhưng tối đa không quá: 10 tháng lương tối thiểu khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (khoản 2
56
Điều 611), 30 tháng lương tối thiểu khi sức khỏe bị xâm phạm (khoản 2 Điều 609), 60 tháng lương tối thiểu khi tính mạng bị xâm phạm (khoản 2 Điều 610).
Theo Nghị định số 66/2013/NĐ-CP thì từ ngày 01/7/2013, mức lương cơ sở sẽ thay thế mức lương tối thiểu chung. Cho nên, để tạo sự thống nhất và có thể dễ dàng cho việc áp dụng pháp luật thì cần thay đổi qui định về “mức lương tối thiểu chung” thành “mức lương cơ sở” tại các điều luật qui định mức BTTTVTT. Hơn nữa, cũng theo Nghị định này, mức lương cơ sở áp dụng vào thời điểm hiện nay là 1.150.000 đồng. Như vậy, mức tối đa được BTTTVTT khi các bên không thoả thuận được là 11.500.000 đồng (khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm), 34.500.000 đồng (khi sức khỏe bị xâm phạm), 69.000.000 đồng (khi tính mạng bị xâm phạm). Với mức bồi thường trên, liệu có thể bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại trong khi tình cảm của con người là vơ giá, việc BTTTVTT chỉ có thể an ủi, động viên, tạo điều kiện phần nào để khắc phục khó khăn, làm dịu nỗi đau cho chính người bị thiệt hại hay người thân thích của họ. Trong nhiều trường hợp, mặc dù áp dụng ở mức bồi thường tối đa nhưng nếu so với mức độ thiệt hại thì mức bồi thường lại quá thấp, không tương xứng. Dẫn đến, chức năng răng đe, giáo dục, phòng ngừa vi phạm của chế định bồi thường thiệt hại lại khơng đạt được. Từ đó lại khơng bảo vệ được quyền lợi của người bị thiệt hại.
Thứ nhất, trường hợp tính mạng bị xâm phạm
Trong một vụ việc, Nguyễn Thanh Tuấn, Trần Lê Hoàng Phúc, Lê Phan Bảo Thanh, Đỗ Hữu Phúc Thịnh và Trần Đoàn Minh Hiếu phạm tội “Giết người” và người bị hại là Hứa Kim Thành. Về phần bồi thường thiệt hại, đại điện hợp pháp của người bị hại yêu cầu bồi thường số tiền TTVTT là 100.000.000 đồng. Toà đã nhận định: “Riêng tiền TTVTT 100.000.000 đồng (…), xét yêu cầu của đại diện bị
hại là quá cao, nghĩ nên chấp nhận tiền TTVTT là 60 tháng lương tối thiểu là 43.800.000 đồng80”81
.
Trong một vụ việc khác, Huỳnh Văn Nhuận đã có hành vi giết chết anh Nguyễn Văn Vinh. Khi xét xử, đại diện hợp pháp của người bị hại yêu cầu bồi thường 50.000.000 đồng tiền TTVTT. Xét yêu cầu này, Tòa án đã nhận định: “Đại
diện bị hại yêu cầu bồi thường 50.000.000 đồng tiền TTVTT (...). Xét thấy mức yêu cầu là cao, nên cần điều chỉnh lại theo quy định của pháp luật, bồi thường tổn thất tinh thần 60 tháng lương là 39.000.000 đồng 82” 83.
80. Tại thời điểm xét xử thì Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25/3/2010 của Chính phủ có giá trị áp dụng. Theo Nghị định này, mức lương tối thiểu là 730.000 đồng, nên 60 tháng lương tối thiểu là 43.800.000 đồng.
81. Xem Bản án số 46/2010/HSST ngày 22/9/2010 của Toà án nhân dân tỉnh Long An.
82. Tại thời điểm xét xử thì Nghị định số 33/2009/NĐ-CP ngày 06/4/2009 của Chính phủ có giá trị áp dụng. Theo Nghị định này, mức lương tối thiểu là 650.000 đồng/tháng, nên 60 tháng lương tối thiểu là 39.000.000 đồng.
57
Như vậy, trong hai vụ việc, cùng là tính mạng bị xâm phạm nhưng có thể thấy mức độ TTVTT của người thân người bị hại trong vụ việc thứ nhất có thể nhiều hơn so với vụ việc thứ hai. Bởi, trường hợp nhiều người có hành vi trái pháp luật xâm phạm tính mạng thì mức độ TTVTT gây ra có thể khác với trường hợp chỉ có một người xâm phạm tính mạng. Tuy nhiên, cả hai trường hợp, Toà án quyết định áp dụng cùng một mức bồi thường tối đa là 60 tháng lương tối thiểu. Liệu mức bồi thường như vậy có tương xứng với mức độ thiệt hại trong khi tính mạng của con người là vơ giá. Hành vi xâm phạm tính mạng gây ra TTVTT vơ cùng lớn. Mặc dù giá trị vật chất không thể bù đắp được tất cả những TTVTT nhưng nó có thể bù đắp một phần, xoa dịu nỗi đau của người bị thiệt hại. Có thể nhận thấy, mức tối đa mà BLDS 2005 qui định còn quá thấp so với mức BTTTVTT theo qui định của Luật TNBTCNN là 360 tháng lương tối thiểu (khoản 3 Điều 47 Luật TNBTCNN). Cho nên, thiết nghĩ nên thay đổi mức bồi thường tối đa theo hướng gia tăng để có thể bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bị thiệt hại. Theo quan điểm của tác giả, nên qui
định mức tối đa khoản tiền bù đắp TTVTT trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm là 180 mức lương cơ sở. Với mức bồi thường này, mặc dù không thể khắc phục
được toàn bộ TTVTT, tuy nhiên, nếu so với mức bồi thường tối đa theo qui định của pháp luật hiện hành thì nó có thể bảo vệ tốt hơn người bị thiệt hại. Hơn nữa tính chất ”răn đe” của chế tài bồi thường thiệt hại trở nên nghiêm khắc hơn, góp phần khơng nhỏ vào việc giáo dục, phịng ngừa đối với người thực hiện hành vi gây thiệt hại.
Thứ hai, trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm
Trong một vụ việc liên quan đến sức khoẻ bị xâm phạm, Nguyễn Huy Hồng có hành vi dùng súng bắn vào Nguyễn Văn Thành. Hậu quả, Thành bị thương tích 20% sức khoẻ. Tại phiên toà, Nguyễn Văn Thành yêu cầu bị cáo Hoàng phải bồi thường 39.000.000 đồng tiền bù đắp TTVTT. Toà phúc thẩm đã giữ nguyên quyết định của Toà sơ thẩm về phần bồi thường thiệt hại, buộc bị cáo phải bồi thường khoản tiền bù đắp TTVTT cho người bị thiệt hại là: 30 tháng lương x 650.000 đồng = 19.500.000 đồng84
.
Một vụ việc khác, cũng liên quan đến BTTTVTT khi sức khoẻ bị xâm phạm: Ơng Thắng có hành vi gây thương tích cho bà Xn. Hậu quả là bà Xuân bị rối loạn tâm thần phân li stees (do bị đánh), tỷ lệ thương tích về tâm thần là 25%, tỷ lệ mất sức lao động là 71%. Về trách nhiệm nhiệm bồi thường thiệt hại: (...) Toà
83
. Xem Bản án số 29/2009/HSST ngày 07/9/2009 của Toà án nhân dân tỉnh Tiền Giang.
58
phúc thẩm giữ nguyên án sơ thẩm về khoản tiền bù đắp TTVTTT: 450.000 đồng x 30 tháng = 13.500.000 đồng85
.
Qua hai vụ việc trên, có thể thấy, mức độ TTVTT của người bị thiệt hại là hoàn toàn khác nhau. Mặc dù mức độ TTVTT không chỉ phụ thuộc vào mức độ tổn hại về sức khoẻ nhưng mức độ tổn hại về sức khoẻ phản ánh rõ nét nhất mức độ TTVTT. Rõ ràng, một người bị thương tật với tỉ lệ là 20% thì mức độ TTVTT hoàn toàn khác với một người bị thương tật với tỉ lệ 71%. Tuy nhiên, họ lại được bồi thường một khoản tiền bù đắp TTVTT như nhau. Bởi lẽ, cho dù Toà án muốn tăng mức bồi thường cho phù hợp với mức độ TTVTT mà người bị thiệt hại phải gánh chịu thì cũng khơng làm được, bởi pháp luật đã khống chế ở mức tối đa là 30 tháng lương tối thiểu. Thiết nghĩ, cần phải tăng mức bồi thường tối đa bằng 90 mức lương
cơ sở để có thể bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bị thiệt hại.
Thứ ba, trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Đối với trường hợp này, BLDS 2005 khống chế ở mức tối đa là 10 tháng lương tối thiểu. Khi xem xét thực tiễn xét xử, có thể thấy mức bồi thường này là quá thấp, trong nhiều trường hợp không thể bảo vệ được quyền lợi của người bị thiệt hại khi thiệt hại xảy ra là quá lớn.
Trong một vụ việc, cháu A bị xâm hại tình dục nhưng sức khoẻ và tinh thần ổn định. Người đại diện hợp pháp của A là bà Nhơn yêu cầu bị cáo bồi thường trinh tiết của con bà trị giá 100.000.000 đồng. Toà án đã xét rằng: hành vi của bị cáo thực
tế đã xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của cháu A thì phải BTTTVTT theo qui định là trị giá 10 tháng lương cơ bản86.
Một vụ việc khác, Sơn Minh T đã phạm tội hiếp dâm cháu T. Về phần bồi thường thiệt hại, đại diện hợp pháp của người bị hại yêu cầu BTTTVTT cho cháu T là 30.000.000 đồng và người gây thiệt hại khơng đồng ý bồi thường. Tịa án đã nhận định: “Xét hành vi của bị cáo gây ra tổn thất về tâm sinh lý của cháu T nên mức yêu
cầu của đại diện người bị hại có cơ sở cần buộc bị cáo phải bồi thường theo yêu cầu của đại diện hợp pháp của người bị hại” và Tòa án đã “áp dụng Điều 611 BLDS 2005, buộc Sơn Minh T bồi thường cho cháu T 30.000.000 đồng” 87. Trong vụ việc này, người bị hại không bị tổn hại về sức khỏe mà tổn hại do nhân phẩm bị xâm phạm.
Như vậy, cả hai vụ việc trên, đều có một số điểm giống nhau: người bị thiệt hại là trẻ em, hành vi xâm hại tình dục xâm phạm đến nhân phẩm mà không gây ra thiệt hại về sức khoẻ cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên, mức BTTTVTT là khác
85. Xem Bản án số 17/2008/DSPT ngày 16/1/2008 của Toà án nhân dân tỉnh Kiên Giang.
86
. Xem Bản án số 2788/2009/HSST ngày 21/9/2009 của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
59
nhau. Ở vụ việc thứ nhất, Toà án tuân theo đúng qui định của pháp luật, bởi khoản 2 Điều 611 BLDS 2005 qui định mức tối đa được BTTTVTT khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là 10 tháng lương tối thiểu tại thời điểm giải quyết bồi thường. Nhưng ở vụ việc thứ hai, ở thời điểm xét xử, mức lương tối thiểu là 730.000 đồng 88, nên mức bồi thường tối đa là 7.300.000 đồng. Tòa án đã xử buộc người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại 30.000.000 đồng. Như vậy, đối với vụ việc này, Tòa án đã áp dụng khơng đúng pháp luật. Tuy nhiên nếu đứng về phía người bị thiệt hại thì có thể thấy phán quyết của Tồ án là thuyết phục khi đã bảo vệ tốt quyền lợi của người bị thiệt hại. Trong vụ việc này, mặc dù hành vi xâm hại tình dục khơng gây ra những thiệt hại về sức khoẻ, tuy nhiên, hành vi này đã xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm của trẻ em, nó ảnh hưởng đến tâm sinh lí và sự phát triển bình thường của một đứa trẻ. Trong nhiều trường hợp, mức độ TTVTT là khơng gì có thể bù đắp được. Và nếu áp dụng mức bồi thường tối đa là 10 tháng lương tối thiểu theo qui định của pháp luật hiện hành thì liệu pháp luật có bảo vệ được quyền lợi cho người bị thiệt hại, trong khi mức bồi thường là không đáng kể so với những tổn thất mà họ phải gánh chịu. Không chỉ riêng về hành vi xâm hại tình dục, mà đối với các hành vi khác khi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng có thể gây ra TTVTT vô cùng lớn. Chẳng hạn, chỉ một lời nói xúc phạm danh dự mà người bị xúc phạm có thể lo lắng, buồn bã, bức rức, khó chịu, cảm thấy xấu hổ với mọi người xung quanh, mất đi niềm vui, niềm lạc quan trong cuộc sống, dần dần có thể ảnh hưởng đến thần kinh của họ.
Vì những lí do trên, theo quan điểm của tác giả, BLDS 2005 nên sửa đổi theo hướng tăng mức tối đa khoản tiền bồi thường bù đắp TTVTT khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là 30 mức lương cơ sở. Với mức bồi thường này, mặc dù
khơng thể khơi phục lại tình trạng ban đầu của người bị thiệt hại nhưng nó đã phần nào bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bị thiệt hại so với mức bồi thường theo qui định BLDS hiện hành.