2009
2.2. Chủ thể được bồi thường tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khoẻ,
khoẻ, tính mạng bị xâm phạm
2.2.1. Trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm
Khoản 2 Điều 609 BLDS 2005 qui định chỉ BTTTVTT cho người bị thiệt hại về sức khoẻ. Tuy nhiên, thực tiễn, ngồi chủ thể trên có TTVTT thì những chủ thể khác, cụ thể là người thân thích của người bị thiệt hại có thể bị TTVTT khi thấy người thân bị suy giảm sức khoẻ. Mặc dù vậy, nhưng do pháp luật dân sự hiện hành không qui định những chủ thể này được BTTTVTT, cho nên, thực tiễn xét xử, Toà án chỉ buộc bồi thường cho người có sức khoẻ bị xâm hại. Có thể xem xét vụ án sau:
Vào ngày 24-8-2004, tại khu vực ấp Tân Hưng (…) bị cắt điện để tu sửa đường dây. Đến khoảng 19 giờ cùng ngày thì có điện. Điện kế nhà bà Xn được gửi tại nhà ông Thú (cách khoảng 20m nằm đối ngang quốc lộ 80). Khi đã có điện mà nhà bà Xuân chưa có nên bà nghi ngờ gia đình ơng Thú cúp điện nhà mình. Do vậy, bà Xuân đã đứng trước của nhà ông Thú la lối, chửi bới những lời thô tục với ông Thú. Thấy cha mình bị xúc phạm, Thắng (con ông Thú) ở nhà gần bên sông đấm đá vào người bà Xuân làm bà té xuống. Liền sau đó, chồng bà Xuân là ông Cang cầm cây đến đánh người nhà ông Thú nhưng không trúng ai. Bà Xuân được đưa về và bị ngất xỉu nên đã được chở đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang, đến nay bà Xuân đã phải đi điều trị 2 lần tại bệnh viện đa khoa tỉnh và 3 lần tại bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh nên chi phí cho việc điều trị rất tốn kém. Qua kết quả giám định pháp y cho thấy bà Xuân bị rối loạn tâm thần phân li stees (do bị đánh), tỉ lệ thương tích về tâm thần là 25%, tỷ lệ mất sức lao động là 71% (BL 77, 92, 179). Do đó, ơng Cang là người đại diện hợp pháp khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về sức khoẻ cho bà Xuân là phù hợp với qui định của
50
pháp luật. Đến nay, bà Xuân đã được cơ quan có thẩm quyền tuyên bố “Mất năng lực hành vi dân sự” (…). Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, Toà phúc thẩm Toà
án nhân dân tỉnh Kiên Giang tuyên giữ nguyên Bản án sơ thẩm số 20/2007/DSST ngày 15-5-2007 của Tồ án nhân dân huyện Hịn Đất, buộc ơng Thắng có nghĩa vụ bồi thường các khoản chi phí hợp lý cho bà Xuân (vợ ông Cang) số tiền là 65.129.986 đồng (trong đó tiền bù đắp TTVTT: 450.000 đồng x 30 tháng = 13.500.000 đồng)73.
Trong vụ án trên, Toà án tuyên bà Xuân được BTTTVTT là đúng theo qui định tại khoản 2 Điều 609 BLDS 2005. Tuy nhiên, ngồi bà Xn thì liệu ơng Cang có bị TTVTT khi chứng kiến vợ mình từ một người khoẻ mạnh, bỗng trở thành người bị mất năng lực hành vi dân sự; hay chứng kiến sự đau đớn của người vợ khi nhiều lần phải điều trị tại bệnh viện. Chắc hẳn, ông Cang không thể nào mà khơng đau buồn, xót xa, lo lắng đối với những thiệt hại về sức khoẻ của bà Xuân. Có thể thấy, TTVTT do hành vi xâm phạm về sức khoẻ đã xảy ra nhưng không phải người nào bị TTVTT cũng được BLDS hiện hành bảo vệ bằng trách nhiệm BTTTVTT.
Tham khảo pháp luật một số nước, ví dụ, theo BLDS Nhật Bản, việc gây
thiệt hại về thân thể cũng bị coi là hành vi trái pháp luật. Khách thể của việc bồi thường trong trường hợp này là những chi phí cho chữa bệnh, mất thu nhập, đau khổ về tinh thần, bồi thường những mất mát khả năng lao động. Vấn đề bồi thường thiệt hại gây ra trong trường hợp này cho những người thân thích thì thực tiễn xét xử cơng nhận quyền yêu cầu của người bị thiệt hại cũng như của những người thân thích của người bị thiệt hại74.
Hay khoản 1 Điều 10:301 Bộ nguyên tắc châu Âu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thừa nhận “một TTVTT có thể được bù đắp cho người thân của một
nạn nhân đã bị xâm phạm đến chết hoặc không đến chết nhưng rất nghiêm trọng”75
. Như vậy, xét thấy trên thực tế, trong một số trường hợp, khi sức khoẻ của người thân bị xâm phạm, những người thân thích có thể bị TTVTT nên pháp luật một số nước đã thừa nhận chủ thể này được BTTTVTT, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền con người. Bởi nếu TTVTT của người bị xâm phạm sức khoẻ phát sinh từ sự suy giảm sức khoẻ, và nỗi “đau” về tinh thần có thể kéo dài suốt cuộc đời tuỳ thuộc vào mức độ sức khoẻ bị tổn hại và một số yếu tố khác thì người thân thích gần gũi của họ cũng có thể có TTVTT, tổn thất này phát sinh từ việc nhìn thấy sự đau đớn về thể xác và tinh thần của người bị thiệt hại. Có thể mức độ tổn thất không bằng
73. Xem Bản án số 17/2008/DSPT ngày 16/01/2008 của Toà án nhân dân tỉnh Kiên Giang.
74. Bộ Tư pháp – Viện nghiên cứu khoa học pháp lí (1995), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 681.
51
người bị trực tiếp xâm phạm sức khoẻ, tuy nhiên, họ cũng buồn phiền, cũng xót xa, lo lắng trong một khoảng thời gian.
Vì vậy, thiết nghĩ khoản 2 Điều 609 BLDS 2005 nên sửa đổi theo hướng “người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp sức khoẻ của người
khác bị xâm phạm phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp TTVTT cho người đó và người thân thích gần gũi của người bị xâm phạm”. Theo đó, chủ thể
thứ hai được bồi thường phải có hai yếu tố là “người thân thích” và yếu tố “gần gũi”. Theo qui định tại khoản 19 Điều 3 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 thì “người thân thích là người có quan hệ hơn nhân, ni dưỡng, người có cùng dịng
máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời”. Đối với yếu tố “gần gũi” thì
hiện tại pháp luật chưa có qui định nào hướng dẫn và theo quan điểm của tác giả, có thể xem xét yếu tố “gần gũi” dựa trên mối quan hệ tình cảm tốt đẹp, gắn bó mật thiết với người bị thiệt hại. Khi đó, khơng phải bất kì người thân thích nào cũng được BTTTVTT mà phải là người thân thích gần gũi với người bị thiệt hại.
Tuy nhiên, có thể khẳng định không phải trong mọi trường hợp người thân thích gần gũi của người bị xâm phạm sức khoẻ cũng bị TTVTT. Việc xem xét có hay khơng có TTVTT là tuỳ thuộc vào từng trường hợp, dựa vào một số yếu tố, có thể là mức độ tổn hại sức khoẻ, về mối quan hệ tình cảm giữa họ với người bị thiệt hại… Việc thừa nhận họ được bồi thường nhằm tạo cơ sở pháp lí cho việc áp dụng bởi nếu họ đưa ra được những chứng cứ chứng minh có TTVTT thì vẫn được bồi thường.
2.2.2. Trường hợp tính mạng bị xâm phạm
BLDS 2005 qui định chủ thể được bồi thường là “người thân thích thuộc hàng
thừa kế thứ nhất”. Qui định này nhấn mạnh chủ thể này gồm hai yếu tố là: “thân
thích” và “hàng thừa kế thứ nhất”. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, thì chỉ liệt kê những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất mà khơng giải thích yếu tố thân thích. Hơn nữa, thực tiễn cho thấy, ngoài những chủ thể thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị hại thì những người thân thích khác, có thể thuộc hàng thừa kế thứ hai, thứ ba của người bị hại (như ông bà, anh chị em …) cũng có TTVTT, nhưng theo qui định pháp luật, thì họ khơng được BTTTVTT.
Khi xem xét thực tiễn xét xử, tác giả nhận thấy trong một số vụ việc, Toà án đã theo hướng chấp nhận những người này được bồi thường nhưng do pháp luật chỉ thừa nhận người thuộc hàng thừa kế thứ nhất được bồi thường nên trong một số vụ án, Toà án chỉ tuyên một cách chung chung về chủ thể được bồi thường khoản tiền bù đắp TTVTT. Có thể xem xét vụ án sau:
52
Hoàng chơi cá độ bóng đá với anh Hồ với số tiền cá cược lớn 10.000.000 đồng và bị thua. Nhưng Hồng khơng chịu trả nợ và tìm cách tránh gặp anh Hồ. Đêm 09/6/2000 Hoàng gặp một số bạn bè và người quen của cả anh Hồng và anh Hồ. Khi đó, anh Tồn gọi điện thoại cho anh Hoà và anh Hoà đã nhờ mọi người đưa anh Hoàng đến nhà mình để giải quyết nợ. Khi gặp nhau, anh Hoà đã đấm vào mặt và dùng dao định đâm Hoàng nhưng được mọi người can ngăn. Hoàng đã nhận nợ và hứa hôm sau sẽ mượn xe máy của anh Toàn đem cầm cố lấy tiền trả nợ anh Hoà. Anh Hoà sợ rằng Hoàng sẽ lẩn tránh nên yêu cầu Hoàng về nhà anh Hoà ngủ. Do bức xúc vì bị thúc ép trả nợ quá căng thẳng nên Hoàng đã dùng dao đâm vào bụng anh Hoà một nhát rồi bỏ chạy. Hậu quả anh Hồ chết ngay sau khi bị đâm vì vết thương làm thủng dạ dày, thủng mạc treo đại tràng gây đứt đôi động mạch chủ bụng gây sốc mất máu cấp.
Về bồi thường dân sự: Theo Tồ phúc thẩm thì: do người bị hại có lỗi nên
theo qui định của Điều 617 BLDS thì bị cáo chỉ phải bồi thường một phần thiệt hại, phần cịn lại phía bị hại phải tự gánh chịu. Toà sơ thẩm buộc bị cáo bồi thường TTVTT cho những người thân thích của người bị hại với mức bằng 40 tháng lương tối thiểu, tức là bằng 2/3 mức tối đa theo qui định của pháp luật là thoả đáng (…).
Từ đó, Tồ phúc thẩm Tồ án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định, buộc Hồng
bồi thường cho gia đình bị hại do bà Bích (là mẹ anh Hồ) đại diện nhận các khoản mai táng phí và bù đắp TTVTT tổng cộng là 36.600.000 đồng76
.
Toà sơ thẩm buộc BTTTVTT cho “những người thân thích của người bị hại”, nhưng khơng nêu cụ thể người thân thích bao gồm những ai. Tồ phúc thẩm cũng không nêu cụ thể những người được BTTTVTT mà chỉ nêu chung là “bồi thường
cho gia đình bị hại do bà Bích đại diện”. Như vậy, phán quyết của Tồ phúc thẩm
có thể hiểu theo hướng là BTTTVTT cho tất cả chủ thể trong gia đình bà Bích do bà Bích đại diện. Được biết bà Bích có bốn người con (một trong số đó là anh Hồ). Khi đó, ngồi bà Bích (người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của anh Hoà) bị TTVTT, thì ba người con cịn lại của bà Bích (thuộc hàng thừa kế thứ hai của anh Hồ) cũng có thể bị TTVTT. Tuy nhiên, nếu theo qui định của pháp luật thì ba người con của bà Bích khơng được BTTTVTT. Nhưng nếu theo phán quyết của Tồ phúc thẩm, thì ba người này cũng được BTTTVTT.
Như vậy, có thể nói thực tiễn xét xử, việc tồn tại TTVTT của những người thân thích khác ngồi những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị xâm phạm tính mạng là điều hiển nhiên. Và trong một số trường hợp, phán quyết của Toà án đã theo hướng bảo vệ những chủ thể này. Tuy nhiên, việc áp dụng
53
là tuỳ vào mỗi Toà án, tuỳ vào từng trường hợp do pháp luật không qui định nên khơng có cơ sở pháp lí để áp dụng thống nhất trong mọi trường hợp.
Trong một vụ việc khác, Sang lái xe ôtô tải biển số 70H-3683 (do bà Thoại là chủ sở hữu) chở 10 tấn hạt điều lưu thông trên quốc lộ 1A. Do không làm chủ tốc độ, xử lý tay lái kém, Sang đã gây tai nạn trong đó anh Ninh cùng với hai con của anh Ninh là cháu Hạnh, cháu Quân bị chết. Được biết anh Ninh có vợ là chị Phin, và còn mẹ và một người con (cháu Tuyết) cùng em trai là Đơng. Điều đó có nghĩa là cháu Hạnh và Quân còn bà nội và một em gái là Tuyết. Đối với việc xâm hại đến tính mạng của cháu Hạnh và Qn thì Hội đồng thẩm phán khẳng định: “Riêng khoản tiền bù đắp
TTVTT do cháu Hạnh và cháu Quân bị thiệt hại về tính mạng thì chỉ có chị Phin (là mẹ của hai cháu) được hưởng”77.
Như vậy, trong vụ việc trên, tai nạn thảm khốc đã cướp định sinh mạng của ba người trong một gia đình. Trong đó, đối với cái chết của Hạnh và Quân, thì người bà và em gái của họ có thể có TTVTT. Tuy nhiên, họ lại khơng được bồi thường. Phán quyết của Tồ án là tuân theo đúng qui định của pháp luật, nhưng thật sự không thuyết phục khi không bảo vệ được quyền lợi của người bị thiệt hại.
Tham khảo pháp luật một số nước trên thế giới, cụ thể là Pháp thì từ rất lâu
Tịa án đã cho phép anh/chị em của nạn nhân hay ông/bà của nạn nhân được BTTTVTT. Ví dụ, trong một tai nạn, hai cháu của ông A đã bị chết. Sau khi khẳng định “cho dù tình cảm khơng thể mua bán được và sự thương đau khơng có giá, đã từ lâu thực tiễn chấp nhận một khoản tiền được trả cho những người thân trực tiếp của nạn nhân để giảm nỗi đau của họ khi những người này yêu cầu bồi thường TTVTT”, một Tòa phúc thẩm của Pháp đã giải quyết cho phép ông bà nội cùng ông ngoại (còn sống trong tai nạn) được bồi thường mỗi người một khoản tiền để bù đắp TTVTT. Trong vụ việc khác, Tòa án Pháp theo hướng cho phép anh/chị em của nạn nhân được BTTTVTT: Eric bị chết sau tai nạn và các chị em gái của Eric đã yêu cầu được BTTTVTT. Tòa sơ thẩm đã chấp nhận bồi thường nhưng Tòa phúc thẩm sửa án theo hướng không chấp nhận yêu cầu của các chị/em của Eric. Cuối cùng, Tòa giám đốc thẩm đã hủy án phúc thẩm theo hướng quyền yêu cầu BTTTVTT của các chị/em của Eric không bị loại bỏ78.
Như vậy, việc Pháp thừa nhận người thân thích khác cũng được BTTTVTT là phù hợp với thực tiễn, góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bị thiệt hại. Nhận thức được điểm hạn chế của BLDS 2005, dự thảo sửa đổi BLDS đã theo
77. Xem Quyết định số 10/2009/HS-GĐT ngày 3-9-2009 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
78. Đỗ Văn Đại, Nguyễn Trương Tín, ‟Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng: Lý luận, thực tiễn và hướng sửa đổi BLDS”, Toạ đàm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, do Nhà Pháp luật Việt-Pháp tổ chức ngày 6-7/12/2011 tại 87 Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội, tr. 18.
54
hướng người được bồi thường TTVTT là “những người thân thích của người bị
thiệt hại, người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại”79. Theo quan điểm của tác giả, dự thảo đã khắc phục một số điểm hạn chế của BLDS 2005 về phạm vi chủ thể được bồi thường. Cụ thể là:
Thứ nhất, thừa nhận những người thân thích của người bị hại được bồi thường. Hướng giải quyết này là phù hợp với thực tế. Bởi khi tính mạng của người
bị hại bị xâm phạm, ngồi những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của họ, thì những người thân thích khác cũng có thể có TTVTT, thậm chí trong một số trường hợp, mức độ TTVTT có thể lớn hơn nhiều so với mức độ tổn thất của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
Ví dụ: A và B có con là C. Có thể nói C sống thiếu tình thương của cha mẹ vì họ cho rằng do C khơng hợp tuổi với mình nên từ khi sinh C, hồn cảnh gia đình ngày càng khó khăn, mọi chuyện làm ăn đều thất bại. Tuy nhiên, C lại được ông bà nội hết mực yêu thương. Trong một vụ tai nạn giao thông, C chết. Theo qui định của BLDS 2005, thì chỉ có cha mẹ C được BTTTVTT vì là người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của C. Tuy nhiên, ông bà nội cũng đau buồn vì mất đi đứa