1.4. Trường hợp được bồi thường tổn thất về tinh thần
1.4.1.2. Trường hợp tính mạng bị xâm phạm
Quyền được bảo đảm an tồn về tính mạng là quyền nhân thân quan trọng bậc nhất của con người, được Hiến pháp ghi nhận với nội dung: “Mọi người có quyền
sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Khơng ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”33 và được pháp luật bảo vệ. Hành vi xâm phạm tính mạng được xem là hành vi nguy hiểm nhất nên phải chịu trách nhiệm hình sự, ngồi ra phải chịu trách nhiệm dân sự, đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thiệt hại ở đây “không phải là số tiền bồi thường cho tính mạng của người chết mà là khoản tiền do gia đình nạn nhân phải bỏ ra và số tiền mà những người được nạn nhân cấp dưỡng sẽ nhận được, và khoản tiền bù đắp TTVTT cho những người thân thích, gần gũi của nạn nhân”34.
Theo qui định tại Điều 610 BLDS 2005, người xâm phạm đến tính mạng của người khác thì ngồi những chi phí phải bồi thường như: chi phí hợp lí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí hợp lí cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, còn phải bồi thường khoản tiền khác để bù đắp TTVTT.
Như vậy, khi “một người chết đi thì để lại nỗi tiếc thương vơ hạn đối với những người thân thích gần gũi của họ và trong một số trường hợp nhất định nó gây tổn hại đến sức khoẻ, làm suy sụp khủng hoảng tinh thần nhất là trong trường hợp phải chứng kiến cái chết đau đớn của người thân”35. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp, mức độ TTVTT đều như nhau, vì trạng thái tâm lí của mỗi người là khác nhau.
Việc đánh giá mức độ đau thương, buồn phiền… của những người thân thích có thể dựa vào một số căn cứ như: “địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan
hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người thân thích của người bị thiệt hại”36
, khả năng lao động của người bị thiệt hại… Bởi lẽ, nếu “người bị hại có địa vị, có tầm quan trọng và mối quan hệ tình cảm gắn bó khăng khít với các thành viên khác trong gia đình, họ lại là lao động chính, là trụ cột mà chết đi thì sự mất mát, đau thương quả là rất lớn đối với những người thân thích, gần gũi nhất của họ”37.
33. Xem Điều 19 Hiến pháp 2013.
34. Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2013), tlđd (18), tr. 722.
35. Nguyễn Thanh Tú (2005), “Bồi thường thiệt hại về tinh thần đối với thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra trong khi thi hành cơng vụ”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (09), tr. 22 – 23.
36. Xem điểm c tiểu mục 2.4 mục 2 Phần II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP.
37
. Nguyễn Thị Kim Thanh (2009), “Trao đổi về bài: Vấn đề bồi thường tổn thất về tinh thần theo khoản 2 Điều 610 Bộ luật Dân sự”, Tạp chí Tồ án nhân dân, (22), tr. 42.
20
Ngồi ra, có thể dựa vào một số yếu tố khác như: các đặc điểm nhân thân của người bị hại38
(độ tuổi, giới tính…); cách thức thực hiện hành vi xâm phạm tính mạng cũng như tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm phạm, số lượng người xâm phạm, tình trạng sức khoẻ của người bị hại; trạng thái tinh thần, tình trạng sức khoẻ của người thân thích của nạn nhân khi hoặc ngay sau khi người bị hại chết…
Về chủ thể được bồi thường, trong trường hợp này, người bị TTVTT khơng
phải là người có tính mạng bị xâm phạm mà chính là những người có mối quan hệ tình cảm gắn bó với người bị hại. Điều 610 BLDS và Nghị quyết số 03/2006/NQ- HĐTP thừa nhận có hai nhóm người được bồi thường:
Nhóm thứ nhất, nguời thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt
hại (khoản 2 Điều 610 BLDS 2005).Theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 Phần II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì những người này bao gồm “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại”.
Nhóm thứ hai, nếu khơng có các chủ thể trên thì “người được nhận khoản bù
đắp TTVTT là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại” (điểm b tiểu mục 2.4 mục 2 Phần II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP).
Đối với mức bồi thường TTVTT, cũng giống với trường hợp sức khoẻ bị xâm
phạm, khoản 2 Điều 610 BLDS 2005 và điểm d tiểu mục 2.4 mục 2 Phần II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP đều ghi nhận quyền tự do thoả thuận của các bên. Nếu không thoả thuận được hoặc một bên không thực hiện đúng nội dung đã thoả thuận thì các bên có quyền khởi kiện u cầu Tồ án giải quyết. Khi đó, Tồ án sẽ xem xét, đánh giá mức độ TTVTT dựa trên những chứng cứ mà bên yêu cầu bồi thường đưa ra để quyết định mức bồi thường cho phù hợp. Và theo qui định, “mức bồi thường
khoản tiền bù đắp TTVTT cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ TTVTT, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước qui định tại thời điểm giải quyết bồi thường”39
.
Với qui định trên, thì khi tính mạng bị xâm phạm, tất cả những người thân thích của nạn nhân bị TTVTT được hưởng chung một khoản bồi thường, tuỳ theo mức độ TTVTT mà họ phải gánh chịu, và khoản này không vượt quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước qui định tại thời điểm giải quyết bồi thường. Tuy nhiên, qui định này không rõ ràng đối với trường hợp nhiều người trong một gia đình bị thiệt hại về tính mạng thì mức bồi thường cho những người thân thích của họ được tính như thế nào.
38. Thanh Thuỷ (2004), “Xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm theo qui định của Bộ luật Dân sự”,
Tạp chí Tồ án nhân dân, (10), tr. 22.
21
Chính vì vậy, trên thực tế có nhiều quan điểm khác nhau về mức bồi thường trong trường hợp này, điều đó tạo sự khó khăn trong việc áp dụng pháp luật. Bởi chắc chắn phải có sự khác biệt về mức độ TTVTT của người thân giữa trường hợp một người bị xâm phạm tính mạng với trường hợp nhiều người trong một gia đình bị xâm phạm. Rõ ràng, trường hợp này, nỗi đau mất người thân sẽ nhân lên gấp nhiều lần, và nếu áp dụng mức bồi thường giống như trường hợp một người bị xâm phạm tính mạng thì vơ hình chung chế định trách nhiệm BTTHNHĐ nói chung và trách nhiệm BTTTVTT nói riêng đã khơng hồn thành được cả hai chức năng là “đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị xâm hại và răn đe, giáo dục, phòng ngừa đối với người thực hiện hành vi gây thiệt hại”40
.