2009
1.7. Các loại trách nhiệm trong bồi thường tổn thất về tinh thần
1.7.1. Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại
Để người bị thiệt hại có nhiều khả năng được bồi thường từ phía người gây thiệt hại, thì Điều 616 BLDS 2005 qui định trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại khi có nhiều người cùng gây ra thiệt hại: “Trong trường hợp nhiều người
cùng gây ra thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại”. Qui định này cũng được áp dụng đối với trách nhiệm BTTTVTT.
Các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại:
Thứ nhất, phải có hành vi gây thiệt hại của nhiều người. Tức là phải có tối
thiểu từ hai người trở lên, cùng tác động vào người bị thiệt hại. Hành vi đó xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, hay thi thể gây ra TTVTT.
Thứ hai, không phải mọi trường hợp có nhiều người gây ra thiệt hại đều phát
sinh trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại, mà những người này phải “cùng gây ra thiệt hại”. BLDS 2005 và các văn bản pháp luật khác có liên quan đều khơng có qui định làm rõ thế nào là “cùng gây thiệt hại”. Cho nên, có quan điểm cho rằng: “Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng có lỗi cố ý gây ra hoặc những trường hợp khác do luật định”65.
Trước đây, Thông tư 173-TANDTC qui định nhiều người cùng gây thiệt hại tại đoạn 1 điểm a khoản 4 mục B Phần II như sau:
64. Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2013), tlđd (18), tr. 707.
65. Trích theo Hà Thái Thơ (2014), “Thực tiễn vận dụng Điều 616 Bộ luật Dân sự vào các vụ án hình sự”,
43
Nhiều người cùng chung gây thiệt hại do thống nhất ý chí với nhau, thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại do họ gây nên. Thông thường, họ thống nhất ý chí với nhau cả về hành vi lẫn về hậu quả (như cộng phạm lừa đảo, tham ơ…), nhưng cũng có trường hợp, họ cùng nhau gây thiệt hại mà chỉ thống nhất ý chí về hành vi (như hai người do cùng lăn gỗ ở trên cao xuống mà vô ý gây tai nạn…) hoặc chỉ thống nhất ý chí về hậu quả (như tên trộm cắp và kẻ tiêu thụ tài sản trộm cắp), họ vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
Như vậy, theo tinh thần của Thơng tư trên thì phải có sự thống nhất ý chí trong việc gây ra thiệt hại, đó có thể là thống nhất ý chí về hành vi và hậu quả, hoặc chỉ thống nhất ý chí về hành vi hay hậu quả. Tuy nhiên, trách nhiệm liên đới cũng phát sinh khi “yếu tố cùng gây thiệt hại khơng cần phải tính đến sự thống nhất ý chí”66. Khi đó, “việc gây ra thiệt hại cho người khác là xuất phát từ hành vi riêng rẻ của mỗi người. Các hành vi của những người này có thể cùng xảy ra đồng thời, và cũng có thể xảy ra nối tiếp nhau. Tuy nhiên thiệt hại xảy ra là hậu quả trực tiếp của các hành vi nói trên”67.
Hơn nữa, cho dù họ có thống nhất hoặc khơng thống nhất ý chí trong việc thực hiện hành vi gây thiệt hại thì “thiệt hại phải là một thể thống nhất, khơng thể phân định cho từng hành vi gây thiệt hại của từng người”68 và thiệt hại xảy ra phải có mối quan hệ nhân quả với hành vi gây thiệt hại.
Đối với mối quan hệ giữa người bị thiệt hại và người gây thiệt hại, Điều 616 BLDS 2005 chỉ đề cập căn cứ phát sinh trách nhiệm liên đới mà không đề cập đến việc thực hiện trách nhiệm liên đới giữa người có quyền và người có nghĩa vụ. Do đó, có thể áp dụng qui định chung tại Điều 298 BLDS: “Nghĩa vụ dân sự liên đới là
nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”. Như vậy, lợi
ích ở đây là người có quyền có thể u cầu một hoặc một số người có khả năng bồi thường tồn bộ thiệt hại. Từ đó, có thể bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bị thiệt hại đối với những TTVTT mà họ phải gánh chịu.
Về trách nhiệm bồi thường của từng người, theo Điều 616 BLDS 2005 thì “căn cứ vào mức độ lỗi của mỗi người gây thiệt hại, nếu không xác định được mức
độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau”. Việc xác định này chỉ
nhằm giải quyết mối quan hệ giữa những người cùng gây thiệt hại.
66. Hà Thái Thơ (2014), tlđd (65), tr. 55.
67. Phạm Kim Anh (2009), “Trách nhiệm dân sự và chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2005, thực trạng và giải pháp hồn thiện”, Tạp chí Khoa học pháp lí, (06), tr. 9.
44
1.7.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại
cũng có lỗi
Nếu mỗi bên đều có lỗi đối với thiệt hại đã xảy ra thì về nguyên tắc chung trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ thuộc về cả hai chủ thể. Theo đó, Điều 617 BLDS 2005 qui định: “Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì
người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình”.
Về nguyên tắc, người nào có lỗi gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Do đó, trường hợp này, chủ thể bồi thường thiệt hại bao gồm người gây và người bị thiệt hại. Trong đó, người bị thiệt hại sẽ tự bồi thường đối với những TTVTT mà họ đã gánh chịu tương ứng với mức độ lỗi của mình. Tức là đối với những TTVTT mà người bị thiệt hại đã gây ra cho chính bản thân họ thì sẽ khơng được bồi thường. Mà họ chỉ được bồi thường đối với phần TTVTT do lỗi của người gây ra thiệt hại.
Ví dụ, theo một bản án hình sự phúc thẩm, khi xem xét mức bồi thường TTVTT do tính mạng bị xâm phạm, Hội đồng xét xử đã nhận định: “Do người bị
hại có lỗi nên theo qui định của Điều 617 BLDS, thì bị cáo chỉ phải bồi thường một phần thiệt hại, phần cịn lại phía bị hại phải tự gánh chịu. Tồ sơ thẩm buộc bị cáo BTTTVTT cho những người thân thích của người bị hại với mức bằng 40 tháng lương tối thiểu, tức là bằng 2/3 mức tối đa theo qui định của pháp luật là thoả đáng”69
.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Như vậy, trừ những trường hợp loại trừ trách nhiệm BTTTVTT, khi có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, thi thể và quyền sở hữu trí tuệ và hội đủ các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTTVTT theo qui định của BLDS 2005, Luật TNBTCNN và Luật SHTT thì chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường, bên cạnh việc thực hiện một số biện pháp như: chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai thì phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp TTVTT cho chủ thể bị thiệt hại. Vì đây là thiệt hại phi vật chất nên khơng có cơng thức chung áp dụng cho mọi trường hợp. Do đó, địi hỏi phải có sự xem xét một cách khách quan, toàn diện nhiều yếu tố khi đánh giá mức độ TTVTT, từ đó quyết định mức bồi thường cho phù hợp, nhằm xoa dịu một phần nỗi đau cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên, vì qui định pháp luật không cụ thể nên không thể tránh khỏi những bất cập trong việc áp dụng pháp luật khi xem xét thực tiễn xét xử, địi hỏi phải có sự sửa đổi để có thể áp dụng pháp luật một cách thống nhất và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các bên.
45
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG TỔN THẤT VỀ TINH THẦN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT