Trường hợp thi thể bị xâm phạm

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần theo pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 36 - 37)

1.4. Trường hợp được bồi thường tổn thất về tinh thần

1.4.1.4. Trường hợp thi thể bị xâm phạm

Trách nhiệm BTTTVTT do hành vi xâm phạm thi thể lần đầu tiên được ghi nhận tại Điều 628 BLDS 2005. Trước đó, BLDS 1995 khơng có qui định về vấn đề này.

Thi thể là xác của người chết, gắn liền với cá nhân của người chết, không thể chuyển dịch, thay thế cho cá nhân khác. Thi thể của cá nhân luôn được tôn trọng và được bảo vệ không chỉ bằng pháp luật mà còn bằng những quan niệm đạo đức, phong tục, tín ngưỡng, tơn giáo. Theo đó thì thi thể của cá nhân là bất khả xâm phạm, hành vi xâm phạm thi thể của cá nhân được xem là hành vi trái pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lí. Thi thể của cá nhân phải chưa được mai táng dưới bất kì hình thức nào. Nếu đã được mai táng bằng các hình thức như: địa táng, hoả táng, thuỷ táng… thì hành vi xâm phạm được xem là hành vi xâm phạm mồ mả. Việc phân biệt hành vi nào là xâm phạm thi thể, mồ mả có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm BTTTVTT.

Hành vi được xem là xâm phạm thi thể khi hành vi đó tác động đến thi thể bằng biện pháp sinh học hoặc cơ học xâm phạm đến tính tồn vẹn của thi thể, làm cho thi thể bị biến dạng, thiếu hụt các bộ phận vốn có của thi thể trước khi bị xâm phạm, như: lấy một hoặc một số bộ phận của thi thể người chết, băm chặt, chém thi thể, giao cấu với người đã chết, đốt xác, ngâm vào dung dịch axit…

Đặc biệt, hành vi lấy mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, lấy xác phải tuân theo qui định tại Điều 4 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006. Tức là việc lấy mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác phải nhằm mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học. Hành vi đó phải được sự đồng ý của cá nhân trước khi chết; của cha, mẹ hoặc người giám hộ, vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó trong trường hợp khơng có ý kiến của người quá cố trước khi người đó chết; hoặc trong trường hợp cần thiết phải có quyết định của tổ chức y tế, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong một số trường hợp (như mổ tử thi để điều tra tội phạm, tìm nguyên nhân tử

26

vong…)52. Theo đó, Điều 11 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 qui định về các hành vi bị nghiêm cấm, bao gồm:

1. Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người, lấy trộm xác;

2. Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyên hiến;

3. Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác;

4. Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mơ, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại…

Vì vậy, nếu hành vi lấy mơ, bộ phận cơ thể người sau khi chết hoặc lấy xác mà không tuân theo qui định pháp luật thì được xem là hành vi xâm phạm thi thể. Người xâm phạm thi thể bên cạnh việc phải chịu trách nhiệm hình sự thì cịn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Khi thi thể bị xâm phạm thì người thân của người có thi thể cảm thấy đau buồn, giày xé lương tâm, bức rức, khó chịu khi khơng thể bảo vệ tốt thi thể, cảm thấy có lỗi với người đã chết… Nỗi “đau” tinh thần này có thể kéo dài một khoảng thời gian, ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Như vậy, pháp luật qui định người có hành vi xâm phạm phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp TTVTT nhằm xoa dịu phần nào nỗi “đau” tinh thần cho người thân thích của người có thi thể bị xâm phạm.

Mức BTTTVTT trước hết do các bên thoả thuận. Nếu khơng thoả thuận được thì Toà án sẽ căn cứ vào mức độ TTVTT để quyết định mức bồi thường cho phù hợp, và tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước qui định.

Theo qui định tại khoản 3 Điều 628 BLDS 2005, chủ thể được bồi thường khoản tiền bù đắp TTVTT trong trường hợp này là “những người thân thích thuộc

hàng thừa kế thứ nhất của người chết. Nếu khơng có những người này thì người trực tiếp ni dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này”.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần theo pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)