Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện và kỹ thuật nhằm kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 71 - 76)

47 Nguyễn Cảnh Hợp, Cao Vũ Minh (2011), Pháp luật về VPHC ở nước ta, những bất cập và hướng hoàn thiện theo kinh nghiệm của Liên Bang Nga Tạp chí nghiên cứu lập pháp.

2.3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện và kỹ thuật nhằm kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm hành chính

phát hiện và xử lý vi phạm hành chính

Đây cũng là một yếu tố chính quyết định hiệu quả việc phát hiện và xử lý vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực cấm quảng cáo có những hành vi vi phạm dễ dàng phát hiện và cũng có nhiều hành vi được phát hiện bằng các công cụ nghiệp vụ hỗ trợ, vì khi các trang web điện tử và mạng xã hội ngày càng phát triển thì việc quảng cáo trên các trang này cũng tăng theo, tất nhiên bao gồm cả các sản phẩm bị cấm quảng cáo. Vì vậy, bên cạnh yếu tố xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ là phải đầu tư kinh phí, phương tiện, máy móc, thiết bị cho lực lượng làm công tác xử phạt. Ngoài ra, hiện nay chưa có mạng lưới thơng tin của thanh tra chuyên ngành nên việc trao đổi, chia sẻ thông tin giữa đa chiều của các đơn vị còn hạn chế, chưa kịp thời và hiệu quả. Do đó, trong thời gian tới cần trang bị và áp dụng những thành tựu công nghệ thông tin vào xử lý, vừa đảm bảo nhà nước quản lý chặt chẽ các đối tượng vi phạm và xử phạt hiệu quả cao, mặt khác làm giảm bớt phiền hà cho cá nhân, tổ chức. Thực hiện tốt hệ thống lý lịch tư pháp tin học, thì bất cứ biến động nào về phương diện tư pháp đều được ghi vào hệ thống này. Ví dụ, vi phạm pháp luật bao nhiêu lần, ở mức độ nặng, nhẹ nào sẽ được ghi và lưu vào hệ thống này, khi có vi phạm xảy ra người có thẩm quyền xử phạt chỉ cần vào máy tính nối mạng là biết được tình trạng nhân thân của người vi phạm, qua đó mà áp dụng các hình thức xử phạt phù hợp như vi phạm lần đầu, tái phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ... và chỉ khi đó thì những quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính như vi phạm nhiều lần, tái phạm mới có ý nghĩa và hiệu lực trên thực tế.

Hiện nay, khoa học phát triển, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác xử lý vi phạm hành chính nhằm quản lý được tốt hơn là một việc làm tất yếu. Ứng dụng công nghệ thông tin cần phải đẩy mạnh từ khâu kiểm tra xử lý vi phạm và việc thực thi, chấp hành quyết định xử lý của cơ quan chức năng. Theo đó các thơng tin của cá nhân, người đứng đầu hộ kinh doanh, tổ chức và các cơ sở có hành vi vi phạm sẽ được cập nhật trong một hệ thống dữ liệu dùng chung để tất cả UBND quận (huyện), xã (phường, thị trấn) trên địa bàn thành phố và các Sở ngành

thành phố có thể truy cập sử dụng nhằm đảm bảo tính liên thơng, kịp thời trong quản lý, xử lý vi phạm.

KẾT LUẬN

Khi sản phẩm, hàng hóa càng ngày càng phong phú và đa dạng và để sản phẩm, hàng hóa của mình được tiếp cận với khách hàng một cách nhanh nhất thì quảng cáo là một kênh thông tin rất hữu ích, vì vậy các doanh nghiệp đầu tư rất nhiều cho chiến dịch này, làm cho nhu cầu quảng cáo tăng nhanh trên tất cả các phương tiện, cùng với đó thì số lượng các vụ việc vi phạm hành chính về quảng cáo cũng gia tăng, trong lĩnh vực quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo cũng không ngoại lệ. Các hành vi vi phạm gây ảnh hưởng rất lớn đến trật tự quản lý xã hội nói chung và quản lý nhà nước trong lĩnh vực quảng cáo nói riêng. Do đó, cần phải có chế độ kiểm tra xử lý nghiêm minh góp phần đảm bảo sự phát triển của đất nước.

Qua phân tích đề tài, tác giả nhận thấy tình hình vi phạm pháp luật đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo ngày càng diễn biến phức tạp, với nhiều hành vi khó phát hiện, là những tiềm ẩn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người trong thời gian qua. Trước tình hình đó, để hạn chế mức thấp nhất hậu quả do các hành vi này gây ra ngoài việc tuyên truyền, phổ biến phát luật thì việc tăng cường cơng tác kiểm tra, xử lý vi phạm là một trong những biện pháp quan trọng nhằm chấm dứt việc quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo.

Luận văn đã phân tích, làm sáng tỏ những ngun nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo, cũng như những tồn tại, hạn chế trong việc xử lý vi phạm trong thời gian qua. Đồng thời, luận văn đã khái quát được các vấn đề về khái niệm, đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực cấm quảng cáo; phản ảnh được những bất cập trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về lĩnh vực này. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo là một dạng cụ thể của vi phạm hành chính nói chung, đảm bảo những yếu tố và đặc điểm của vi phạm hành chính, nhưng vi phạm hành chính trong lĩnh vực này vẫn có những đặc điểm riêng biệt nên cần phải có những quy định riêng để đáp ứng công tác quản lý, để công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quảng cáo đạt hiệu quả cao hơn, cần thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất, nhanh chóng hồn thiện các quy định pháp luật về xử lý vi phạm

hành chính trong lĩnh vực quảng cáo, cụ thể là: sớm ban hành Bộ luật về xử lý vi phạm hành chính theo tư tưởng Nhà nước pháp quyền, trong đó những vấn đề có liên quan đến quyền, tự do của con người và công dân phải do Quốc hội là cơ quan đại diên cao nhất của Nhân dân, được Nhân dân trực tiếp bầu ban hành; trong khi chưa có một bộ luật quy định các vi phạm trong các lĩnh vực thì cần tiếp tục hồn thiện Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo theo hướng tăng mức xử phạt bằng tiền tương xứng với hành vi vi phạm, đảm bảo tính răn đe, giáo dục phòng ngừa chung và bổ sung thêm một số hành vi vào lĩnh vực cấm quảng cáo đảm bảo cho pháp luật về cấm quảng cáo ngày càng hoàn thiện và đi kịp với xu thế phát triển.

Thứ hai, khi đã có hệ thống pháp luật hồn chỉnh, để đảm bảo cho pháp luật

đi vào cuộc sống thì vấn đề quan trọng là phải tổ chức thực hiện pháp luật, do đó cần có những biện pháp triển khai thực hiện pháp luật một cách đồng bộ, thống nhất trong cả nước, tránh tình trạng nơi này thực hiện, mơi khác khơng thực hiện, hoặc thực hiện không đến nơi đến chốn, làm cho pháp luật không được thực hiện một cách nghiêm chỉnh.

Thứ ba, kiện toàn tổ chức bộ máy liên quan đến hoạt động quản lý, thanh tra,

kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo. Tăng cường cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác trên đảm bảo đúng tiêu chuẩn chức danh, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, thông hiểu pháp luật và các kiến thức xã hội khác, trang bị những phương tiện cần thiết để đảm bảo cho hoạt động. Xây dựng đội ngũ cán bộ có đạo đức lối sống trong sáng, tinh thần trách nhiệm cao, kiên quyết loại ra khỏi tổ chức những phần tử thối hóa, biến chất.

Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục mọi tầng lớp nhân dân để

hiểu và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo, nhằm góp phần hạn chế và khắc phục các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này do thiếu kiến thức về pháp luật. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền cho phù hợp để có thể tác động một cách sâu sắc đến tâm lý của các nhà quảng cáo để họ ý thức được việc làm của mình.

Tóm lại, việc đấu tranh phịng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động rất khó khăn, phức tạp, do đó khơng thể thực hiện trong một thời gian ngắn, vì vậy cần phải có những giải pháp mang tầm chiến lược, toàn diện, lâu dài. Tác giả hy

vọng qua Luận văn này sẽ đem đến cho những người quan tâm một cái nhìn tồn cảnh về hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo như mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo. Qua đó, góp phần tăng cường pháp chế, hạn chế và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trên thực tế./.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 71 - 76)