Đảm bảo thực hiện có hiệu quả quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 69 - 70)

47 Nguyễn Cảnh Hợp, Cao Vũ Minh (2011), Pháp luật về VPHC ở nước ta, những bất cập và hướng hoàn thiện theo kinh nghiệm của Liên Bang Nga Tạp chí nghiên cứu lập pháp.

2.3.2.3. Đảm bảo thực hiện có hiệu quả quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo

nhạy cảm, dễ bị tác động của những tiêu cực xã hội. Để cho đội ngũ cán bô, công chức an tâm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình cần có những chính sách về cất nhắc cán bộ, chế độ lương bổng hợp lý, chính sách khen thưởng kịp thời nhằm động viên, khích lệ cho đội ngũ làm cơng tác thanh tra luôn tận tâm với công việc, hạn chế tối đa những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra.

2.3.2.3. Đảm bảo thực hiện có hiệu quả quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo chính trong lĩnh vực quảng cáo

Trong lĩnh vực quảng cáo phần lớn các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính khi bị phạt tự giác chấp hành. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận chưa thật sự chấp hành quyết định xử phạt (cả việc nộp phạt và biện pháp khắc phục hậu quả), nguyên nhân do ảnh hưởng của suy thối kinh tế tồn cầu các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi vào làm ăn có nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, tuy nhiên cũng có một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ; từ đó số doanh nghiệp không chú trọng đến việc tuân thủ các quy định của pháp luật, dẫn đến sai phạm ngày càng tăng, khi đã sai phạm bị cơ quan nhà nước xử phạm thì tìm mọi cách trì quản khơng nộp phạt hoặc khơng khắc phục hậu quả

Để đảm bảo cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Luật xử lý vi phạm hành chính đã quy định tại Điều 73 như sau “cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 15 luật này. Người có thẩm quyền xử phạt đă ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương

Khi bị xử phạt phần lớn các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính khơng tự giác chấp hành. Để thực hiện nghiêm các quyết định xử phạt vi phạm hành chính cần thực hiện nhiều biện pháp như: tuyên truyền giáo dục, kiểm tra giám sát, phản

biện xã hội… Trong đó biện pháp cưỡng chế hành chính. Theo Điều 84 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gồm các biện pháp sau:

a- Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;

b- Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

c- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản;

d- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Trong các biện pháp trên, đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính hầu như đều có tài khoản tại ngân hàng, do đó biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm là biện pháp hữu hiệu nhất, trong thực tế biện pháp này được áp dụng rộng rãi và hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 69 - 70)