Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 25 - 26)

18

người có thẩm quyền phải đề cao tinh thần trách nhiệm. Phát hiện kịp thời vi phạm hành chính cũng địi hỏi không bao che, dung túng, giấu diếm, tránh né trách nhiệm phát hiện vi phạm.

Ngăn chặn kịp thời địi hỏi khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hành chính thì phải áp dụng ngay các biện pháp cần thiết và phù hợp nhằm ngăn cản, không để hành vi vi phạm tiếp tục và không để hậu quả vi phạm xảy ra.

Xử lý nghiêm minh đòi hỏi việc áp dụng các hình thức và mức xử phạt đúng với mức độ nghiêm trọng của hành vi, lỗi của người bị vi phạm, phù hợp với tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng, hậu quả do vi phạm hành chính gây ra19.

Tùy theo các vi phạm hành chính cụ thể và hậu quả thực tế mà người có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Thứ hai, việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, cơng khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

Nguyên tắc này đòi hỏi việc xác minh, thu thập chứng cứ và tiến hành thủ tục xử phạt với thời gian ngắn nhất trong điều kiện cho phép, xử phạt nhanh chóng đảm bảo thi hành kịp thời các biện pháp xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm, ý nghĩa phịng ngừa giáo dục cũng được nâng cao. Ví dụ: nếu hành vi quảng cáo thuốc lá được xử phạt kịp thời sẽ có tác dụng hạn chế việc tiếp tục vi phạm, nếu xử phạt chậm trễ sẽ gây ra các hậu quả như người vi phạm có thể trốn tránh, hàng hóa vi phạm bị tẩu tán,…Việc xử phạt được tiến hành cơng khai, khách quan địi hỏi tài liệu, chứng cứ phải đầy đủ, các sự kiện và tình tiết vụ việc phải được xác minh một cách toàn diện, khách quan, không được chủ quan, áp đặt. Người xử phạt phải là người được Luật xử lý vi phạm hành chính quy định, mọi quyết định xử phạt do người khơng có thẩm quyền ban hành đều là trái pháp luật. Xử phạt cơng bằng khơng có nghĩa là xử phạt như nhau, mà là xử phạt tương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi cũng như phù hợp với hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, mức độ lỗi, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

Xử phạt đúng theo quy định của pháp luật là nguyên tắc tối cao của xử phạt vi phạm hành chính, đây chính là yêu cầu của nguyên tắc bảo đảm pháp chế. Xử

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 25 - 26)