Thực trạng vi phạm

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 50 - 52)

24 Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

2.1.1.Thực trạng vi phạm

Nghị định số 158/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 4 năm 2014, là cơ sở pháp lý cho việc xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo. Các vi phạm chủ yếu trong lĩnh vực này kể từ ngày Nghị định có hiệu lực cho đến nay trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành ở miền Tây nam bộ là rượu, thuốc lá và sữa cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi, với các hình thức quảng cáo rất đa dạng. Hình ảnh các sản phẩm rượu mạnh được gắn trên tường, cửa ra vào, tủ kệ, cửa thang máy, trên ly tách, bình thủy tinh của nhà hàng, quán bar, khách sạn, karaoke, vũ trường. Việc in tên, logo nhãn hiệu rượu trên phông, màn sân khấu, ấn phẩm… trong các sự kiện, văn hóa nghệ thuật, trình diễn thời trang. Rồi trong các sự kiện khai trương, khánh thành, lễ kỷ niệm, rượu xuất hiện với tư cách là một thức uống chủ đạo nhằm tăng tính trang trọng và khẳng định đẳng cấp của chủ nhân và sự kiện vì vậy chỉ cần nhiếp ảnh gia có kỹ xảo là có thể chụp được những hình ảnh hiệu quả có tiền cảnh là chai rượu, ly rượu hoặc nhãn hiệu nằm ở các bức hình để gây ấn tượng mạnh với người đọc.

Thuốc lá cũng vậy, chúng được quảng cáo tại các tủ trưng bày có gắn biểu tượng, logo nhãn hiệu thuốc lá. Các tủ, kệ này thường được các nhãn hàng cung cấp miễn phí cho người bán để trưng bày sản phẩm, thực chất đây là một trong những chiêu “lách luật” để quảng cáo thuốc lá với chi phí thấp mà hiệu quả lại cao, được nhiều nhãn hàng áp dụng. Ngồi ra, cịn có các mơ hình bao thuốc lá, hộp treo tường, thiết bị điện tử, hộp phát sáng trong các nhà hàng, khách sạn… Năm 2015 - 2016, Trường Đại học Y tế Công cộng đã phối hợp với Hội Y tế Công cộng Việt Nam triển khai Dự án “Vận động và hỗ trợ thực thi quy định cấm quảng cáo, khuyến mại thuốc lá tại các điểm bán lẻ thuốc lá tại Việt Nam” tại 2.106 điểm bán lẻ thuốc lá ở 11 tỉnh, thành phố. Kết quả khảo sát cho thấy, điểm bán lẻ vi phạm quy định về quảng cáo thuốc lá chiếm 37%. Tại Đồng Tháp, vi phạm về quảng cáo năm

2015 là 15%, năm 2016: 30,5%; năm 2016: 54%. Tại Bạc Liêu, vi phạm về quảng cáo năm 2015 là 33%, năm 2016: 60%25.

Đối với mặt hàng Sữa cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuối thì các hình thức vi phạm phổ biến được phân tích tại một hội thảo do Bộ Y tế tổ chức ngày 5/7/201626, cho thấy việc quảng cáo trong lĩnh vực này rất phổ biến. Cụ thể, qua khảo sát với 814 phụ nữ, có đến 80% số phụ nữ cho biết họ vẫn nhận được các mẫu sản phẩm thay thế sữa mẹ miễn phí từ các cơng ty khi họ mang bầu hoặc sinh con và tại 114 điểm bán lẻ cũng phát hiện có đến 51 điểm (44,7%) có hoạt động quảng cáo sản phẩm thay thế sữa mẹ, kể cả ở các siêu thị, đại lý. Bên cạnh đó, có tới 75,9% nhân viên y tế gợi ý sử dụng một sản phẩm thay thế sữa mẹ, đây là hình thức vi phạm phổ biến hiện nay. Ngồi ra, chúng cịn được quảng cáo trên màn hình thang máy tại các tòa chung cư, trung tâm thương mại và đem lại hiệu quả cao vì đó là những quảng cáo buộc người tiêu dùng phải xem, và các cơ quan chức năng khơng thể kiểm sốt hết được những nội dung này. Việc quảng cáo tiếp thị sữa đang có xu hướng do các đại lý phân phối và cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ thực hiện, một cú chuyển bóng ngoạn mục để các hãng sữa đẩy trách nhiệm sang cho người khác, nhà bán lẻ thường khoanh vùng được đối tượng khách hàng riêng nên những chiến lược quảng cáo tiếp thị của họ rất hiệu quả vì họ hiểu khách hàng muốn gì. Các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ thường thâm nhập vào cộng đồng mạng xã hội facebook hoặc trang web diễn đàn để quảng cáo, mánh khóe chủ yếu vẫn là việc đánh tráo thông tin sữa dành cho trẻ từ 2 tuổi trở lên nhưng hình ảnh sản phẩm rao bán lại là sữa dành cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi.

Xuất hiện trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đồ chơi nguy hiểm, chúng là vũ khí sát thương núp bóng đồ chơi trẻ em như nỏ bắn tăm, súng bắn đạn nổ, súng bắn đạn cao su, đây là những mặt hàng bị cấm kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, nhưng những mặt hàng này lại được những người bán hàng quảng cáo nhiệt tình đến khách hàng kèm theo khẳng định “người bán hàng như chúng tơi cịn khơng lo bị phạt thì người mua cứ yên tâm” khi người

25http://thanhtra.com.vn/phap-luat/hoan-thien-the-che/kho-kiem-soat-quang-cao-trung-bay-thuoc-la-tai-diem-ban-le_t114c1160n118892, truy cập ngày 4/12/2017. ban-le_t114c1160n118892, truy cập ngày 4/12/2017.

26 http://www.tcvn.gov.vn/sites/head/vi/tin-chi-tiet-vi-pham-quang-cao-cac-san-pham-thay-the-sua-me-van-

mua bày tỏ lo lắng về sự nguy hiểm của đồ chơi, thậm chí từ ngữ dùng để quảng cáo cũng mang đậm tính sát thương “ dùng bắn chuột, bao chết chuột”.

Tình trạng những người bán hàng rong công khai vây quanh các nam giới để chèo kéo, mời mua những đồ chơi kích dục diễn ra nhiều ở các địa điểm cơng cộng như bến xe. Sản phẩm được quảng cáo có đầy đủ các loại như kích dục nam, nữ, được đóng dưới dạng vỉ, dạng bột, hình các thỏi kẹo cao su hay là các chai có hình giống nước hoa, khi sử dụng thì các sản phẩm này sẽ “có tác dụng ngay” và tùy vào cơng dụng cũng như thời gian tác dụng của sản phẩm mà giá của chúng cũng khác nhau, trong đó dạng viên là rẻ nhất với khoảng 150 nghìn đồng/viên, dạng nước uống giá từ 350 – 400 nghìn đồng, dạng kẹo cao su là 500 nghìn đồng, ngồi ra cịn có dạng thuốc kích thích tình dục nữ trá hình dưới mùi nước hoa với giá khoảng từ 1,5 đến 2 triệu đồng tùy vào mùi hương. Các sản phẩm loại nước, thỏi kẹo hay gel có giá cao vì chúng dễ ngụy trang, dễ sử dụng.

Năm 2014, Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành thanh tra 205 doanh nghiệp, phát hiện 43 vụ sai phạm. Trong đó, Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao phát hiện 21 vụ27, đoàn Thanh tra liên ngành phát hiện 22 vụ28.

Năm 2015, Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành thanh tra 196 doanh nghiệp, phát hiện 40 vụ sai phạm. Trong đó Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao phát hiện 15 vụ29 , đoàn Thanh tra liên ngành phát hiện 25 vụ30.

Năm 2016, Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành thanh tra 165 doanh nghiệp, phát hiện 37 vụ sai phạm. Trong đó Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao phát hiện 21 vụ31, đoàn Thanh tra liên ngành phát hiện 16 vụ32

.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 50 - 52)