Hạn chế, vướng mắc

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 58 - 60)

36 Số liệu được tổng hợp từ các biên bản xử phạt VPHC của Sở Văn hóa và Thể thao

2.2.2. Hạn chế, vướng mắc

Một là, Việt Nam đã hoàn toàn cấm các hoạt động quảng cáo thuốc lá. Tuy

nhiên, hình ảnh các loại thuốc lá vẫn đến được với người tiêu dùng bởi các “chiêu” lách luật quảng cáo rất tinh vi. Điển hình nhất là hình thức trưng bày bắt mắt tại các điểm bán thuốc lá. Các điểm bán này đã “lách luật” quy định: “đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá không được trưng bày quá một bao, một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá” (Điều 25, Khoản 1b của Luật phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2012). Trên thực tế, mỗi nhãn hiệu thuốc lá thường có nhiều loại sản phẩm khác nhau, vì thế, nếu cho phép trưng bày một bao, một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá thì mỗi cửa hàng bán lẻ sẽ trưng bày hàng chục loại sản phẩm khác nhau của mỗi nhãn hiệu. Với rất nhiều nhãn hiệu thuốc lá hiện có tại Việt Nam, chúng ta sẽ có rất nhiều loại sản phẩm thuốc lá được phép trưng bày tại các điểm bán. Điều đó đồng nghĩa với việc các điểm bán lẻ trên các đường phố của nước ta sẽ trở thành các điểm quảng cáo thuốc lá rất ngang nhiên. Vì vậy với quy định cho phép trưng bày thuốc lá tại điểm bán chính là kẽ hở để các cơng ty thuốc lá tiếp tục quảng bá hình ảnh của các loại thuốc lá đến người tiêu dùng. Và việc xử phạt thì lại khơng có cơ sở.

Hai là, trên thực tế rượu được quảng cáo rất nhiều, ngoài việc quảng cáo trực

việc quảng cáo rượu thông qua các hình thức khác cũng rất phổ biến và với những hình thức này rất khó xác định hành vi vi phạm để làm căn cứ cho việc xử phạt như: Các bài quảng cáo không đề cập trực tiếp đến rượu mà hướng tới những vấn đề có liên quan đến rượu như: cách chọn rượu, cách thưởng thức rượu, cách kết hợp rượu với món ăn, cách pha chế, bảo quản rượu…Xuất hiện trong các bộ phim là một cách quảng cáo rượu mà người quảng cáo không sợ bị phạt, với những cảnh quay có xuất hiện sản phẩm rượu, ngồi ra nhãn hiệu rượu cịn có thể xuất hiện đường hoàng ở phần kết thúc cám ơn nhà tài trợ.

Ba là, việc xử phạt trong một số trường hợp cịn gặp nhiều khó khăn khi hiện

nay các doanh nghiệp nhà hàng, quán bar thường có tình trạng thay đổi chủ cơ sở, người đứng đầu. Mặt khác, một số các sản phẩm được quảng cáo bởi các cá nhân tự phát như trường hợp các loại sản phẩm kích dục: thuốc uống, gel bơi trơn, đồ chơi tình dục được quảng bá chủ yếu qua kênh những người bán hàng rong, giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến khách hàng. Hoặc với các sản phẩm thuốc lá, các công ty kinh doanh thuốc lá thường thuê thuê các nữ nhân viên tiếp thị có hình thức bắt mắt để quảng bá sản phẩm bằng cách mời chào, giới thiệu sản phẩm đến từng khách hàng trong các quán nhậu, quán cà phê. Đối với các trường hợp này khi bị xử phạt thì khơng có cơ chế ràng buộc việc nộp phạt.

Bốn là, điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay là kinh tế thị trường

và hội nhập quốc tế, tuy nhiên các hình thức xử phạt chưa phản ánh ngang tầm đòi hỏi của thực tiễn. Các qui định chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo cịn quá nhẹ, chưa tương xứng với hành vi vi phạm, từ đó khơng có tác dụng giáo dục phòng ngừa chung. Dù biết quảng cáo rượu là vi phạm pháp luật, nhưng vẫn rất nhiều người vi phạm. Ví dụ một trường hợp nổi cộm của năm 2014 là Công ty CP Quảng cáo Truyền thông Thiên Hy Long Việt Nam (Chicilon Media) phát hành một đoạn quảng cáo rượu Chivas 18 có độ cồn đến 40 độ trên hệ thống LCD bố trí khắp các tịa nhà đơng người qua lại ở Hà Nội và TP.HCM. Đây là hành vi cực kỳ ngang nhiên làm trái với quy định của pháp luật. Việc Chicilon Media bất chấp luật để tiếp tay phát tán quảng cáo rượu mạnh vì với hợp đồng quảng cáo rượu này, cứ mỗi tuần

phát hành sẽ thu lợi ít nhất là hơn 200 triệu đồng42. Mức lợi nhuận cực lớn chính là nguyên nhân khiến Chicilon Media chấp nhận bị xử phạt

Năm là, các đối tượng thanh tra, kiểm tra biết trước kế hoạch thanh tra, nên

có hoạt động đối phó, một khi các doanh nghiệp kinh doanh biết trước thì rất khó phát hiện, xử lý vi phạm, làm hạn chế hiệu quả hoạt động xử phạt. Kế hoạch thanh tra hàng năm cũng chỉ thanh tra một trong những đối tượng có dấu hiệu vi phạm, khơng thể thanh tra hết các đối tượng phải thanh tra. Mặt khác có tình trạng chồng chéo trong cơng tác kiểm tra, một đối tượng bị kiểm tra nhiều lần trong một năm, nhưng cũng có đối tượng nhiều năm khơng có bị kiểm tra. Ngun nhân của tình trạng này là do lực lượng thanh tra thiếu về số lượng, kể cả chất lượng, nên không thể triển khai thanh tra hết các đối tượng thuộc diện phải thanh tra và việc công khai thông tin cơ sở bị kiểm tra cũng rất hạn chế giữa các lực lượng có chức năng thanh tra, kiểm tra nên dẫn đến tình trạng một cơ sở bị nhiều lực lượng chức năng kiểm tra hàng năm, nhưng cũng có cơ sở nhiều năm khơng có cơ quan chức năng nào thanh tra, kiểm tra.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)