Mục đích xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 47 - 50)

24 Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

1.3.7.Mục đích xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo nhằm hướng đến mục đích giáo dục, răn đe, phịng ngừa các vi phạm hành chính. Thơng qua việc quy định nội dung, tính chất và mức xử phạt – đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo thì mức phạt tiền cùng với biện pháp khắc phục hậu quả là tháo dỡ, tháo gỡ, xóa quảng cáo vi phạm được áp dụng sẽ góp phần giáo dục cho các cá nhân, tổ chức và cộng đồng xã hội biết rằng khi thực hiện hành vi bị cấm này ngoài việc bị phạt tiền cịn phải xóa bỏ hồn tồn các vết tích của vụ việc vi phạm. Đây là những biện pháp xử lý mạnh sẽ mang tính răn đe những người vi phạm cũng như làm cho những người chưa vi phạm ý thức các hành vi sẽ bị xử lý, điều chỉnh các hành vi cho phù hợp với quy định của pháp luật, hạn chế và phòng ngừa các vi phạm mới phát sinh.

Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo là một trong những biện pháp cần thiết để nhà nước quản lý và duy trì ổn định xã hội, bởi vì hành vi quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khơng những gây ảnh hưởng an ninh trật tự mà nhiều khi cịn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người. Ví dụ: Quảng cáo rượu tràn lan sẽ làm tăng số lượng người sử dụng rượu, trong khi việc sử dụng rượu có thể gây ngộ độc dẫn đến tử vong. Hay sữa bột trẻ em được quảng cáo nhiều sẽ làm cho các bà mẹ tin dùng để thay thế sữa mẹ, trong khi chỉ có sữa mẹ mới cung cấp được các miễn dịch cần thiết cho trẻ em cịn sữa cơng thức thì khơng.

b. Trừng phạt

Ngồi mục đích răn đe, giáo dục, phịng ngừa tội phạm, thì việc xử phạt vi phạm hành chính cịn có mục đích là trừng phạt cá nhân, tổ chức vi phạm. Việc quy định hình thức phạt tiền khá nặng đối với các hành vi quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo, có thể nói đây là nhóm hành vi có mức phạt tiền cao so với các hành vi khác được quy định trong cùng nghị định 158/2013 và việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo vi phạm là nhằm mục đích trừng phạt các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính, nhằm buộc các đối tượng vi phạm hành chính phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi cho mình, tương xứng với hậu quả do hành vi vi phạm gây ra cho nên việc xử lý nghiêm khắc đối với các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo là một trong những biện pháp tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý

nhà nước. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo đều có khả năng nhận thức được hành vi và hậu quả của mình gây ra cho xã hội vì vậy cần có chế tài nghiêm khắc để trừng trị. Ví dụ: Ngành công nghiệp thuốc lá sử dụng nhiều chiến thuật để lôi kéo người chưa hút thuốc bắt đầu hút, đặc biệt là nhóm tuổi trẻ và phụ nữ. Số lượng giới trẻ bắt đầu thử hút thuốc là do tác động của quảng cáo khá cao, quảng cáo nhắm tới giới trẻ làm cho giới trẻ tin rằng hút thuốc sẽ làm cho họ “sành điệu”, “độc lập”, “nam tính”… Những người quảng cáo thuốc lá hoàn toàn nhận thức được tác động của quảng cáo đến những đối tượng chưa sử dụng thuốc lá.

c. Khôi phục lại trật tự pháp luật

Trật tự pháp luật được hiểu là trạng thái của hệ thống các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, trong đó xử sự của các chủ thể quan hệ pháp luật là phù hợp với quy định của pháp luật. Các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo sẽ làm phá vỡ trật tự pháp luật. Khơi phục lại trật tự pháp luật có nghĩa là đưa các quan hệ xã hội bị xâm hại trở lại hiện trạng ban đầu, buộc người vi phạm phải chấm dứt hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ cấm quảng cáo và buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo vi phạm. Do đó, việc giáo dục, răn đe, phịng ngừa hay trừng phạt đối với người có hành vi vi phạm phạm sẽ góp phần khơi phục trật tự pháp luật do các hành vi vi phạm gây ra.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 47 - 50)