47 Nguyễn Cảnh Hợp, Cao Vũ Minh (2011), Pháp luật về VPHC ở nước ta, những bất cập và hướng hoàn thiện theo kinh nghiệm của Liên Bang Nga Tạp chí nghiên cứu lập pháp.
2.3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật là yếu tố quan trọng nhằm đẩy mạnh, nâng cao nhận thức của cá nhân, tổ chức trong việc chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo nói riêng. Chính vì vậy các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân phải nâng cao trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. việc tuyên truyền, phổ biến phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, với các nội dung thiết thực, cụ thể, dễ hiểu; hình thức tuyên truyền phải đa dạng, phong phú phù hợp với mọi thành phần, mọi đối tượng, tập quán và trình độ nhận thức.
Các cơ quan có thẩm quyền xử phạt cần hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước chuyên ngành quảng cáo để in thành tài liệu pháp luật phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra, xử lý cho nội bộ và lực lượng làm công tác kiểm tra.
Sở Văn hóa, thể thao và du lịch phối hợp phịng văn hóa, thơng tin quận huyện phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong lĩnh vực quản lý nhà nước về các sản phẩm cấm quảng cáo và các nghị định xử phạt. Tăng cường đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra chuyên ngành, phối hợp với các phòng ban chức năng trong cơng tác hậu kiểm có tính chun đề kết hợp với cơng tác tun truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật đến các đối tượng có hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo góp phần nâng cao nhận thức và tính tự giác chấp hành các quy định của pháp luật.