Yêu cầu đấu tranh phịng chống vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 60 - 62)

36 Số liệu được tổng hợp từ các biên bản xử phạt VPHC của Sở Văn hóa và Thể thao

2.3.1.1. Yêu cầu đấu tranh phịng chống vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính dù khơng nguy hiểm như tội phạm nhưng lại phổ biến và dễ vi phạm, sẽ để lại những hậu quả đáng kể cho xã hội khơng kém gì tội phạm, nếu khơng có biện pháp kiểm soát và xử lý thích hợp. Trong lĩnh vực cấm quảng cáo vi phạm hành chính làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng cho con người. Từ thực tế trên, Luật xử lý vi phạm hành chính đặt ra trách nhiệm đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính cho mọi công dân, tổ chức, bao gồm cả người vi phạm hành chính, người chưa vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, và người có trách nhiệm trong cơ quan nhà nước nói chung.

42 http://www.doisongphapluat.com/kinh-doanh/doanh-nghiep/chicilon-media-quang-cao-ruou-manh-phat-chang-tham-vao-dau-a55669.html, truy cập ngày 21/4/2017. chang-tham-vao-dau-a55669.html, truy cập ngày 21/4/2017.

- Đối với người vi phạm hành chính, thì Nhà nước u cầu họ phải có trách nhiệm chấp hành đúng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, tức là phải chịu trách nhiệm và tuân thủ những gì mà pháp luật đã quy định. Tức là người vi phạm hành chính phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về mình theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật đối với hành vi vi phạm hành chính, qua đó mà giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật.

- Đối với người chưa vi phạm hành chính, Nhà nước cần họ phải có hiểu biết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính, có trách nhiệm chủ động phòng, tránh vi phạm bằng cách hiểu rõ nguyên nhân, điều kiện xảy ra vi phạm hành chính, có ý thức cao trong việc tìm hiểu và vận dụng pháp luật vào hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp để tránh sai phạm do không hiểu biết pháp luật. Khắc phục tâm lý cho rằng vi phạm hành chính “là vi phạm nhỏ” hoặc “vi phạm nhẹ” không ảnh hưởng đến xã hội, không để lại hậu quả nghiêm trọng. Việc giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật là điều quan trọng hơn cả việc phát hiện xử lý vi phạm, đây là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.

- Đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, Nhà nước yêu cầu họ phải chấp hành đúng quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, bảo đảm việc xử lý đúng thẩm quyền, quy trình, thủ tục, hình thức, nội dung, mục đích, đối tượng, hành vi, tính chất…để đảm bảo có được một quyết định xử lý vi phạm hành chính hợp pháp, hợp lý.

- Đối với các cá nhân, tổ chức cịn lại, ngồi những yêu cầu chung trong phòng, chống vi phạm hành chính nói trên, Nhà nước cịn giao thêm trách nhiệm khác đó là “phát hiện, tố cáo, đấu tranh phịng, chống” vi phạm hành chính, đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn và địi hỏi ở mỗi cá nhân, tổ chức ngoài sự hiểu biết pháp luật cịn phải có ý thức bảo vệ pháp luật, có tinh thần trách nhiệm, nhất là tinh thần “thượng tôn pháp luật”. Thực tiễn cho thấy, việc phát hiện vi phạm hành chính là khơng khó, nhưng khi đã phát hiện rồi dám dũng cảm tố cáo, đấu tranh phòng, chống vi phạm là chuyện không đơn giản, do nhiều nguyên nhân khác nhau (do quan hệ gia đình, người thân, cơng việc, thậm chí sợ bị trả thù…), nên khơng phải ai cũng sẳn sàng làm việc đó, mặt dù đó là trách nhiệm và một khi mọi cá nhân, tổ chức khơng có ý thức trong lĩnh vực này thì cơng cuộc đấu tranh phịng, chống vi phạm hành chính sẽ đạt kết quả khơng cao.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 60 - 62)