Nguyễn Cảnh Hợp (chủ biên) (2015) Bình luận khoa học Luật XLVPHC năm 2012, Nxb Đại học Quốc gia TP HCM, tr.91.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 26 - 29)

phạt theo đúng yêu cầu của pháp luật bao gồm: đúng hành vi được quy định là các hành vi quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP, bao gồm: hành vi quảng cáo thuốc lá; quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên, quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình bú và vú ngậm nhân tạo; quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác; quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định; quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục; quảng cáo súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực. Bảo đảm đầy đủ chứng cứ được xác minh, thu thập. Đúng người và đúng lỗi của vi phạm. Đúng thẩm quyền xử phạt. Áp dụng đúng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm, ở đây là: buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo vi phạm.

Thứ ba, việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

Tính chất vi phạm được hiểu là tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thể hiện ở lĩnh vực vi phạm, động cơ vi phạm, thủ đoạn, phương tiện…Mức độ vi phạm là nói đến quy mô của hành vi vi phạm. Hậu quả vi phạm là thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm gây ra.

Xử phạt đúng đối tượng là việc áp dụng đúng các quy định đối với cá nhân và tổ chức vi phạm, bao gồm: cá nhân công dân Việt Nam, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người nước ngồi, người khơng có quốc tịch và tổ chức vi phạm.

Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cũng là những căn cứ có ý nghĩa đáng kể trong việc xem xét, quyết định hình thức, mức xử phạt, biện pháp khác phục hậu quả đối với cá nhân vi phạm. Luật quy định tình tiết giảm nhẹ ví dụ như Cơ sở kinh doanh rượu đã sử dụng ly uống rượu có in tên các sản phẩm rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên, là các sản phẩm do nhãn hàng rượu tài trợ mà họ khơng biết là mình đang quảng cáo rượu, khi bị phát hiện vi phạm họ đã thành thất hối lỗi, luật quy định tình tiết giảm nhẹ là bảo đảm tính nhân đạo và khuyến khích người vi phạm cũng như những đối tượng khác tự giác có thái độ hợp tác tích cực trong khắc phục hậu quả

hoặc thành thực khai báo, cịn quy định tình tiết tăng nặng ví dụ như cơ sở kinh doanh đã vi phạm và bị cơ quan chức năng xử phạt về hành vi quảng cáo thuốc lá nhưng lại tiếp tục tái phạm, mục đích là nhằm trừng trị nghiêm khắc hơn, tránh tình trạng tiếp tục quảng cáo thuốc lá lần sau.

Thứ tư, chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

Cơ sở pháp lý để tiến hành xử phạt vi phạm hành chính là hành vi vi phạm hành chính đó phải được quy định cụ thể trong một văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành, tức là địi hỏi về tính hợp pháp, tính có căn cứ pháp lý của việc xử phạt vi phạm.Trong trường hợp xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo thì hành vi đó phải được quy định trong Nghị định số số 158/2013/NĐ-CP.

Nguyên tắc, một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần tiếp tục được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 để khẳng định không thể xử phạt hai lần một vi phạm hành chính; đặc biệt là những hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác nhau.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. Khi tiến hành xử phạt cần căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân của từng người vi phạm, cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà quyết định một hình thức và mức phạt thích đáng đối với từng người vi phạm. Trong số những người vi phạm có người có tình tiết giảm nhẹ hoặc có người có tình tiết tăng nặng. Việc áp dụng hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả cũng được xem xét, áp dụng đối với từng người vi phạm.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Người có thẩm quyền xử phạt xác định hình thức và mức phạt đối với từng hành vi, sau đó cộng lại thành mức phạt chung.

Thứ năm, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình khơng vi phạm hành chính;

Điểm đ Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: “người có

thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình khơng vi phạm hành chính”. Nghĩa là, trách nhiệm chứng minh vi phạm

hành chính thuộc về người có thẩm quyền, chừng nào chưa chứng minh được lỗi của người bị nghi là vi phạm hành chính thì chưa thể kết luận họ là người vi phạm20.

Thứ sáu, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Luật xử lý vi phạm hành chính đã xác lập một quan điểm hoàn toàn mới so với các pháp lệnh trước đây, đó là quy định mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Quy định này nhằm thể hiện yêu cầu đấu tranh hiệu quả hơn đối với hành vi VPHC của các tổ chức “vốn là những chủ thể có tổ chức chặt chẽ, có điều kiện và có khả năng nhận thức pháp luật đầy đủ hơn nhiều so với các cá nhân, hành vi của tổ chức gây hậu quả tiêu cực cho xã hội lớn hơn, hơn nữa tổ chức cần có trách nhiệm và ý thức chấp hành pháp luật cao hơn cá nhân”21

.

1.3.3. Hình thức, mức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

Nhằm để duy trì trật tự quản lý hành chính nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, Nhà nước ta đã đã áp dụng nhiều biện pháp vừa mang tính thuyết phục vừa mang tính cưỡng chế nhằm ngăn chặn, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có các hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước nhằm buộc cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính phải gánh chịu những

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)