- Được dự các giờ học, các hoạt động giáo dục khác của HS lớp mình;
- Được dự các buổi họp của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỷ luật
khi các hội đồng này giải quyết những vấn đề có liên quan đến HS lớp mình; - Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm;
- Được quyền cho phép cá nhân HS nghỉ học không quá 3 ngày;
- Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp. (Theo điều 32, chương IV của Điều lệ trường trung học ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ).
Ngoài các quyền hạn trên, GVCN còn có quyền tư vấn, thông tin, khuyến khích, động viên cho HS học tập tích cực, tự giác, độc lập tư duy, sáng tạo và rèn luyện phẩm chất, đạo đức, trở thành một người công dân tốt cho XH.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.4. Hoạt động quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trƣởng trƣờng THPT
1.4.1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của người Hiệu trưởng
1.4.1.1. Vị trí của Hiệu trưởng
Điều 51, Luật Giáo dục 2005 quy định: “HT là người chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận”. Người HT có hai vị trí cơ bản trong nhà trường. Thứ nhất, là người đứng đầu chịu trách nhiệm về mọi mặt mọi hoạt động của nhà trường. Thứ hai, là người chịu trách nhiệm truyền đạt, triển khai, thực hiện các quan điểm, chủ trương, nội dung, kế hoạch giáo dục của nhà nước, của hệ thống giáo dục đến từng thành viên.
Người HT là con chim đầu đàn dìu dắt tất cả GV trong trường hoạt động đúng hướng, đạt mục tiêu giáo dục của Đảng và nhà nước đề ra. HT là người đứng đầu đơn vị, chịu mọi trách nhiệm về chất lượng giáo dục, uy tín, thương hiệu của nhà trường trước cha mẹ HS, nhân dân và toàn xã hội.
1.4.1.2. Vai trò của Hiệu trưởng
Điều 16, Luật Giáo dục 2005 nêu rõ: “CBQL giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục”, đây cũng là vai trò của người HT trường THPT. HT là người luôn đi tiên phong, gương mẫu và dẫn dắt từng thành viên, toàn bộ đội ngũ thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường; là người quyết định chất lượng GD-ĐT của nhà trường.
Vai trò của HT không những quản lý mà còn là người chỉ huy, lãnh đạo, chỉ đạo; biết tập hợp các cán bộ, GV, nhân viên trong nhà trường thực hiện nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.4.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng
Điều 19, Chương 2 của Điều lệ trường trung học Ban hành kèm theo Quyết định 07/2007/QĐ - BGDĐT ngày 02/04/2007 của Bộ trưởng Bộ GD- ĐT quy định nhiệm vụ và quyền hạn của người HT như sau:
- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà nước;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiện vụ năm học;
- Quản lý GV, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra đáng giá xếp loại GV, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với GV, nhân viên theo quy định của nhà nước; quản lý hồ sơ tuyển dụng GV, nhân viên;
- Quản lý HS và các hoạt động của HS do nhà trường tổ chức; xét duyệt đánh giá, xếp loại HS về học lực, hạnh kiểm, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học vào học bạ HS tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật HS theo quy định của Bộ GD - ĐT;
- Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
- Thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với GV, nhân viên, HS; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác XH hoá giáo dục của nhà trường;
- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật [6].
1.4.2. Nội dung quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Trung học phổ thông
Đối với nội dung quản lý công tác chủ nhiệm lớp, ta có thể hiểu đây vừa là quản lý con người vừa quản lý hoạt động của đội ngũ GV chủ nhiệm.
- Đối với nội dung quản lý con người, người HT cần thực hiện các vấn đề sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Lựa chọn và bố trí đội ngũ GVCN phù hợp với tình hình đặc điểm của từng lớp. Có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo đội ngũ GVCN
+ Thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của cá nhân, xử lý, điều chỉnh các sai lệch trong quá trình thực thi nhiệm vụ, giải quyết kịp thời những ý kiến vướng mắc và tạo điều kiện cho các thành viên phát huy năng lực, sở trường của mình; kích thích, tác động, để mỗi cá nhân tự tu dưỡng rèn luyện năng lực, phẩm chất phát triển theo chiều hướng tích cực;
+ Kiểm tra, đánh giá thực hiện nhiệm vụ của người GVCN. Khen chê kịp thời nhằm động viên đội ngũ GVCN thực thi tốt nhiệm vụ.
- Đối với nội dung quản lý hoạt động của đội ngũ GVCN: Căn cứ vào nhiệm vụ của người GVCN, Điều lệ trường trung học quy định, người HT có tác động để giúp đội ngũ GVCN thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Cụ thể, HT thực hiện các công việc sau:
+ Quản lý việc xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm của đội ngũ GVCN. Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch chủ nhiệm và duyệt kế hoạch đó;
+ Quản lý việc tổ chức thực hiện các nội dung của kế hoạch. Hiệu trưởng phải xem xét việc thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu HS, gia đình HS; tiến trình xây dựng tập thể lớp; quá trình thực thi hoạt động giáo dục toàn diện; tổ chức phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường quản lý, giáo dục HS của đội ngũ GVCN;
+ Căn cứ vào nhiệm vụ năm học và kế hoạch chung toàn trường, HT đề ra những mốc thời gian để hoàn thành những công việc cụ thể; xây dựng nội dung; tiêu chí đánh giá. Tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện của GVCN theo công việc, theo tuần, tháng hoặc học kỳ. Song, điều quan trọng của hoạt động này là phải đánh giá công bằng, khách quan và công khai, có như vậy mới tạo động lực cho đội ngũ GVCN phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ;
+ Hiệu trưởng cần phải thực hiện các chế độ chính sách đầy đủ, kịp thời cho GVCN; đáp ứng các văn phòng phẩm, tài liệu, điều kiện hoạt động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
giáo dục, tạo mối quan hệ thân thiện, thống nhất và đồng bộ giữa GVCN với các bộ phận, đoàn thể trong nhà trường,.. Có như vậy, hoạt động của đội ngũ GVCN mới đạt được yêu cầu và mục tiêu mong muốn.
+ Nội dung của công tác quản lý đội ngũ GVCN luôn được cập nhật, đổi mới theo yêu cầu, tình hình và nhiệm vụ của nhà trường. Nội dung quản lý cần phải đạt tính ổn định đội ngũ, không ngừng nâng cao chất lượng của đội ngũ, đáp ứng ngày một tốt hơn nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục của nhà trường.
1.4.3. Hình thức quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông trung học phổ thông
Để quản lý công tác chủ nhiệm, người HT cần phải truyền đạt thông tin cho cấp dưới, sau đó tiến hành nắm bắt thông tin về hoạt động của GVCN để rồi xử lý các thông tin ngược.
Xét về hình thức quản lý công tác chủ nhiệm lớp, ta có thể hiểu ở đây có 3 cách quản lý: trực tiếp, gián tiếp hoặc kết hợp giữa trực tiếp và gián tiếp.
- Quản lý công tác chủ nhiệm theo hình thức trực tiếp: HT trực tiếp giao nhiệm vụ cho từng GVCN; hướng dẫn chỉ đạo cách thức thực hiện nhiệm vụ, khi có sự sai lệch thì trực tiếp chỉ thị GVCN điều chỉnh hay ngừng thực hiện công việc đang làm;
- Quản lý công tác chủ nhiệm theo hình thức gián tiếp: HT thành lập ban quản lý hoạt động của đội ngũ GVCN hoặc uỷ nhiệm cho một phó HT điều hành, HT đưa ra các quy định, quy chế làm việc, điều hành phối hợp,... Từ đó, HT thực hiện các chức năng quản lý đội ngũ GVCN bằng cơ chế, quy chế đã quy định.
- Hình thức quản lý kết hợp giữa quản lý trực tiếp với gián tiếp:
HT tiến hành thiết lập cơ cấu, đề ra nội dung, quy chế hoạt động của đội ngũ GVCN. Nhưng khi thực thi hoạt động quản lý phải tuỳ điều kiện, tuỳ tình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hình và mức độ cần thiết của công việc mà HT có thể vận dụng cơ cấu, nội dung, quy chế để chỉ đạo, lãnh đạo, triển khai hoặc trực tiếp điều hành đội ngũ.
Mỗi hình thức đều có nhưng ưu điểm, những hạn chế nhất định. Việc sử dụng hình thức nào tuỳ thuộc vào diều kiện cụ thể của nhà trường. Chẳng hạn, nếu tình hình nhà trường chưa được ổn định thì quản lý trực tiếp sẽ phát huy được hiệu quả của nó; nếu tình hình trường ổn định; có kỷ cương, nền nếp thì sử dụng hình thức gián tiếp; nhà trường đang trên đà hình thành và đang phát triển thì áp dụng hình thức vừa trực tiếp vừa gián tiếp sẽ đạt được mục đích của hoạt động quản lý.
Quản lý người GVCN lớp, quản lý công tác CN lớp của họ trong trường học nghĩa là người Hiệu trưởng cần phải tổ chức một cách hợp lý lao động của các GVCN, là sự tác động đến họ sao cho hành vi, công việc và hoạt động của họ đáp ứng được nhu cầu đào tạo của mỗi HS, mỗi tập thể lớp trong nhà trường. Trong quản lý con người, sự tương tác này lại mang lại tính chất mềm dẻo, linh hoạt, bởi vì con người không thụ động phản ứng lại tác động quản lý. Hơn nữa trong quản lý trường học cũng như bất kỳ quản lý XH nào, thông tin của người lãnh đạo (HT) đến người thừa hành (HS) thường phải qua hàng loạt khâu trung gian. Hành trình của thông tin ngược cũng vậy. Đó là lý do vì sao việc đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác là yêu cầu thường xuyên đặt ra cho công việc quản lý trường học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết luận chƣơng 1
Chương 1 tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau đây:
- Làm rõ 1 số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý giáo dục nói chung, quản lý nhà trường, đội ngũ GVCN, quản lý công tác chủ nhiệm lớp trong các nhà trường THPT nói riêng. Khẳng định tính đúng đắn, sự cần thiết của chủ trương quản lý công tác chủ nhiệm lớp trong thực tế giáo dục. Nhưng tổ chức thực hiện như thế nào cho đạt hiệu quả, đó chính là trách nhiệm của quản lý nhà nước.
- Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi người Hiệu trưởng phải nắm vững những nội dung, nguyên tắc quản lý nhà trường, đồng thời phải có sự hiểu biết sâu sắc về các nội dung quản lý hoạt động chủ nhiệm, nắm chắc những yếu tố ảnh hưởng đến công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT. Trên cơ sở đó, HT vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tổ chức, quản lý các hoạt động của nhà trường theo quy trình khoa học, đạt hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH- HĐH đất nước.
- Những cơ sở lý luận về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường nói chung, quản lý công tác chủ nhiệm lớp nói riêng có ý nghĩa quan trọng đối với việc đánh giá thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của các HT trường THPT tỉnh Thái Nguyên trong 5 năm học vừa qua và đề xuất các giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ của đất nước. Phía bắc Thái Nguyên giáp tỉnh Bắc Cạn; phía nam giáp thủ đô Hà Nội; phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Tây giáp Vĩnh Phúc, Tuyên Quang. Tỉnh Thái Nguyên có toạ độ địa lý từ 21019 đến 22003 vĩ độ Bắc và từ 105029 đến 106015 kinh độ Đông. Diện tích đất tự nhiên là 3546,55 km2 trong đó diện tích đất nông nghiệp ít, chủ yếu là đất đồi núi. Dân số năm 2009 là: 1.157.672 người, gồm 8 dân tộc anh em cùng chung sống, đó là : Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán chí, Cao lan, Sán dìu. Trong đó đông nhất là dân tộc Kinh chiếm 75,47%. Sau đó là dân tộc Tày chiếm 10,68%. Tuy vậy, tất cả đều hoà nhập thành một cộng đồng đoàn kết, thống nhất, sống xen kẽ trên một lãnh thổ với nền văn hoá chung cùng với những nét văn hoá mang bản sắc riêng của từng dân tộc.
Vị trí địa lý của Thái Nguyên vừa mang ý nghĩa là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, vừa là cầu nối giữa vùng núi Đông Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng. Vị trí này giúp cho Thái Nguyên có thể phát huy những lợi thế sẵn có của một tỉnh nhiều tiềm năng để trở thành một trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc.
Tỉnh Thái Nguyên gồm có 7 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố loại 2 thuộc tỉnh với 180 đơn vị cấp xã (gồm 144 xã, 23 phường, 13 thị trấn).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thái Nguyên nằm trên các trục giao thông quan trọng là Quốc lộ 3 nối liền Hà Nội với Cao Bằng và Quốc lộ 1B từ Thái Nguyên đi Lạng Sơn.
Thái Nguyên được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, với nhiều điểm khoáng sản có trữ lượng lớn như sắt, đá vôi, than đá, than mỡ, thiếc, chì, kẽm... Người dân Thái Nguyên có tinh thần anh dũng trong kháng chiến, sáng tạo trong lao động xây dựng đất nước, hàng năm kinh tế của tỉnh tăng nhanh và khá toàn diện, nhịp độ tăng trưởng GDP năm 2007 là 12,46%, GDP tính bình quân đầu người là 8,6 triệu đồng/ năm, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2009 : 1.509 tỉ đồng. Cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ rệt, đặt nền móng cho công cuộc đẩy mạnh CNH - HĐH và nâng cao tiềm lực kinh tế địa phương
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Thái Nguyên luôn giữ một vị thế chiến lược, được Trung ương Đảng và Bác Hồ chọn làm thủ đô kháng chiến.
Thái Nguyên còn là một trong những chiếc nôi, điểm hội tụ nền văn hoá đặc sắc của nhiều dân tộc với những nét văn hoá độc đáo, đa dạng và phong phú của đồng bào vùng Việt Bắc, góp phần làm nên bản sắc văn hoá truyền thống Việt Nam.
2.1.2. Khái quát tình hình giáo dục và đào tạo của tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giáo dục. Một trong những điều kiện đó là trên địa bàn tỉnh có 1 trung tâm giáo dục - đào tạo lớn thứ 3 trên phạm vi toàn quốc, đó là Đại học Thái Nguyên