Nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT

Một phần của tài liệu quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học phổ thông tỉnh thái nguyên (Trang 27)

1.3.4.1. Nắm vững mục tiêu giáo dục của cấp học, lớp học và chương trình dạy học, giáo dục của nhà trường

Đây là nhiệm vụ trước mắt, cần thiết vì trên cơ sở nắm vững mục tiêu cấp học, nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo, chương trình hoạt động và dạy học của trường thì mới có cơ sở để xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp chủ nhiệm và kế hoạch mới có khả năng thực thi, đảm bảo hiệu quả giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở mỗi trường đều có các văn bản cần thiết như: Mục tiêu cấp học; Nhiệm vụ năm học; Chương trình giảng dạy các môn học; Kế hoạch năm học của trường. Một số văn bản hướng dẫn các công tác liên quan đến vấn đề giáo dục, dạy học như: vấn đề thu học phí, miễn giảm đóng góp, chế độ chính sách đối với con em thương binh, liệt sĩ, quy chế khen thưởng HS, quyền và nghĩa vụ của HS,...GVCN phải nắm vững các văn bản trên để tổ chức tốt việc giáo dục lớp chủ nhiệm.

1.3.4.2. Nắm vững cơ cấu tổ chức của nhà trường

Nhiệm vụ của GVCN trong công tác này được cụ thể hoá bằng các công việc sau:

- Nắm được tổ chức và phân công nhân sự của BGH, cơ cấu tổ chức Chi bộ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Công đoàn nhà trường sau các đại hội hàng năm;

- Hiểu biết về đội ngũ GV, các tổ chức chuyên môn và số GV dạy các môn học ở lớp mình chủ nhiệm;

Nắm vững đội ngũ GV phụ trách các phòng, ban trong nhà trường: Báo chí, văn nghệ, thể thao, lao động, thư viện, y tế,... để liên hệ phối hoạt động;

Nhận xét, đánh giá và xếp loại HS cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật HS; đề nghị danh sách HS được lên lớp thẳng, phải thi lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi các thông tin vào sổ điểm và học bạ HS;

Báo cáo thường kỳ và đột xuất về tình hình của lớp với HT. Để thực hiện nhiệm vụ này, GVCN phải kết hợp nhiều phương pháp, phối hợp nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường; cộng tác chặt chẽ với gia đình HS; chủ động phối hợp với GV bộ môn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức XH có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục HS của lớp.

Đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác GVCN nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.3.4.3. Tự hoàn thiện phẩm chất, nhân cách của người giáo viên

Nhân cách của người GV, nhất là GVCN ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách của HS. Người GVCN phải có nhân cách trong sáng, cao đẹp, có lòng yêu nghề, “Tất cả vì HS thân yêu”, quan tâm đến mọi mặt của từng HS và quan trọng nhất là giúp HS rèn luyện ý thức, thái độ, hình thành cho các em những phẩm chất, tình cảm trong sáng, đúng đắn, xây dựng cho các em những hoài bão, ước mơ, lý tưởng sống cao đẹp. Chỉ có thể trở thành một GVCN tốt, khi GVCN thực sự là một tấm gương mẫu mực trong cuộc sống, giải quyết tốt các mối quan hệ không chỉ đối với HS mà còn đối với gia đình, đồng nghiệp và các mối quan hệ XH.

1.3.4.4. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Đội ngũ thầy cô giáo nói chung và GVCN lớp nói riêng cần bồi dưỡng thường xuyên về một số nội dung sau:

- Những tri thức mới và khả năng vận dụng tri thức khoa học đang giảng dạy vào cuộc sống;

- Những tri thức khoa học công cụ như: tin học, ngoại ngữ;

- Những tri thức khoa học có tính phương pháp luận như: triết học, phương pháp tiếp cận các vấn đề tự nhiên, XH;

- Những hiểu biết về khoa học XH, nhân văn, tri thức về lịch sử, văn

hoá, pháp luật, tâm lý học, giáo dục học,...

- Các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử,...

Ngoài những kiến thức XH nói chung, để làm tốt công tác nhiệm vụ lớp, GVCN phải không ngừng học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Trước hết, cần nắm vững lý luận giáo dục, lý luật dạy học, nắm vững cách tiến hành XH hoá giáo dục, huy động mọi tiềm năng của XH để giáo dục HS lớp chủ nhiệm, nắm vững phương pháp giáo dục cá nhân và giáo dục tập thể, đặt cá nhân trong tập thể, dùng tập thể HS để giáo dục cá nhân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.3.4.5. Thực hiện tốt công tác phối hợp giáo dục, xã hội hoá giáo dục

Gia đình là môi trường giáo dục, lực lượng giáo dục đầu tiên, ảnh hưởng một cách sâu sắc đến HS. Vì vậy, giáo dục gia đình trở thành một bộ phận quan trọng trong việc giáo dục HS. Giáo dục gia đình có những đặc trưng riêng nên nhà trường phải liên kết với gia đình để đảm bảo tính thống nhất toàn vẹn của quá trình giáo dục. Chính GVCN lớp là người thay mặt nhà trường thực hiện sự liên kết này. GVCN lớp giúp cha mẹ HS hiểu rõ chủ trương, kế hoạch giáo dục của nhà trường và mục tiêu, kế hoạch phấn đấu của lớp trong từng năm học. Trên cơ sở đó, GVCN lớp cũng đề nghị gia đình tạo mọi điều kiện cần thiết để HS học tập, rèn luyện ở nhà theo mục tiêu giáo dục của nhà trường.

GVCN phải là người tổ chức liên kết với các lực lượng XH, để xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thống nhất tác động, thực hiện được các mục tiêu, nội dung giáo dục HS. Đây là nhiệm vụ rất đặc trưng, thể hiện vai trò, chức năng tổ chức quản lý của GVCN lớp. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này, GVCN cần tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của BGH, nhất là sự hợp pháp hoá mọi hoạt động của GVCN với tư cách là người đại diện cho HT để quản lý lớp.

Một phần của tài liệu quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học phổ thông tỉnh thái nguyên (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)