Vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của người Hiệu trưởng

Một phần của tài liệu quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học phổ thông tỉnh thái nguyên (Trang 33)

1.4.1.1. Vị trí của Hiệu trưởng

Điều 51, Luật Giáo dục 2005 quy định: “HT là người chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận”. Người HT có hai vị trí cơ bản trong nhà trường. Thứ nhất, là người đứng đầu chịu trách nhiệm về mọi mặt mọi hoạt động của nhà trường. Thứ hai, là người chịu trách nhiệm truyền đạt, triển khai, thực hiện các quan điểm, chủ trương, nội dung, kế hoạch giáo dục của nhà nước, của hệ thống giáo dục đến từng thành viên.

Người HT là con chim đầu đàn dìu dắt tất cả GV trong trường hoạt động đúng hướng, đạt mục tiêu giáo dục của Đảng và nhà nước đề ra. HT là người đứng đầu đơn vị, chịu mọi trách nhiệm về chất lượng giáo dục, uy tín, thương hiệu của nhà trường trước cha mẹ HS, nhân dân và toàn xã hội.

1.4.1.2. Vai trò của Hiệu trưởng

Điều 16, Luật Giáo dục 2005 nêu rõ: “CBQL giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục”, đây cũng là vai trò của người HT trường THPT. HT là người luôn đi tiên phong, gương mẫu và dẫn dắt từng thành viên, toàn bộ đội ngũ thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường; là người quyết định chất lượng GD-ĐT của nhà trường.

Vai trò của HT không những quản lý mà còn là người chỉ huy, lãnh đạo, chỉ đạo; biết tập hợp các cán bộ, GV, nhân viên trong nhà trường thực hiện nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.4.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

Điều 19, Chương 2 của Điều lệ trường trung học Ban hành kèm theo Quyết định 07/2007/QĐ - BGDĐT ngày 02/04/2007 của Bộ trưởng Bộ GD- ĐT quy định nhiệm vụ và quyền hạn của người HT như sau:

- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà nước;

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiện vụ năm học;

- Quản lý GV, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra đáng giá xếp loại GV, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với GV, nhân viên theo quy định của nhà nước; quản lý hồ sơ tuyển dụng GV, nhân viên;

- Quản lý HS và các hoạt động của HS do nhà trường tổ chức; xét duyệt đánh giá, xếp loại HS về học lực, hạnh kiểm, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học vào học bạ HS tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật HS theo quy định của Bộ GD - ĐT;

- Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

- Thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với GV, nhân viên, HS; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác XH hoá giáo dục của nhà trường;

- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật [6].

Một phần của tài liệu quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học phổ thông tỉnh thái nguyên (Trang 33)