Ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ GV bộ môn, GVCN còn phải thực hiện chức năng rất quan trọng là giáo dục nhân cách cho HS. Để thực hiện được chức năng này, GVCN cần có những phẩm chất và năng lực sau :
- Uy tín đạo đức cao: Đạo đức của người thầy là nhân tố quan trọng trong công tác giáo dục; nhân cách, phẩm chất đạo đức của họ có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành ý thức và hành vi của HS. Vì vậy, người GVCN phải có phẩm chất chính trị tư tưởng vững vàng, có niềm tin vào sự nghiệp cách mạng, vào đường lối đổi mới của Đảng. Nhân cách người thầy phải trong sáng, cao đẹp, phù hợp với chuẩn mực XH, tạo được uy tín trong HS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Nghệ thuật sư phạm: Thành công của GVCN phụ thuộc vào nghệ thuật sư phạm của họ. Nghệ thuật không phải tự nó đến mà là kết quả của quá trình kiên nhẫn học tập, rèn luyện, tu dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, cách xử lý tình huống sư phạm, mở rộng hiểu biết về chính trị và văn hoá của mỗi GV.
Nghệ thuật sư phạm lấy tiền đề là sự hiểu biết chắc chắn về bộ môn mình dạy, là sự hiểu biết về các quy luật của công tác giáo dục và giảng dạy, là sự tồn tại những kỹ năng và kỹ xảo sư phạm. Trên cái nền sân khấu là bục giảng, có thể ví thầy giáo là một nghệ sĩ.
- Tầm hiểu biết rộng rãi: GVCN có kiến thức rộng, có chuyên môn vững vàng vẫn chưa đủ mà phải hiểu về: nghệ thuật, văn học, lịch sử, địa lý, các vấn đề XH, nắm bắt được các thành tựu mới trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Với hệ thống kiến thức khá đầy đủ, GVCN mới thoả mãn nhu cầu hiểu biết ngày càng tăng của HS. Nếu GVCN lớp luôn giải đáp được những vấn đề mà các em quan tâm thì ảnh hưởng và uy tín của GV sẽ được nâng lên. - Thương yêu và tôn trọng HS: Đây là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục. CanJung đã nói: “Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình”. Người nào không thương yêu HS thì không thể trở thành nhà giáo dục. Không có điều gì làm cho GVCN gần gũi với HS bằng mối quan hệ tin yêu, chân thành và bao dung của chính GV. Sự tôn trọng HS của người GVCN sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp cho các em phát huy hết những năng lực tiềm ẩn, đóng góp vào thành công của quá trình giáo dục.
- Kỹ năng tổ chức, thiết kế các hoạt động giáo dục: Hoạt động của GVCN lớp bao gồm việc tổ chức, sắp xếp các mối quan hệ trong tập thể, tổ chức các buổi lao động, các cuộc vui chơi, các hoạt động giáo dục NGLL, hoạt động hướng nghiệp,... Vì vậy, một trong những yêu cầu cơ bản là GVCN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lớp phải có kỹ năng, phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động, có kinh nghiệm trong việc thực hiện và xử lý tình huống có thể xảy ra.
- Sáng tạo trong công tác giáo dục : Hoạt động giáo dục không thể thừa nhận sự rập khuôn máy móc và đi theo lối mòn. Cần phải có cách nhìn sáng tạo, có sáng kiến và kiên trì giải quyết những vấn đề sư phạm do cuộc sống đặt ra. Công tác chủ nhiệm đòi hỏi người GVCN phải sáng tạo, linh động, nhạy bén, trong tổ chức quản lý và giáo dục HS.
- Nâng cao nghiệp vụ của GVCN: Giáo dục là một hoạt động đa dạng
về nhiều mặt, đòi hỏi GVCN phải có năng lực sư phạm, nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, có kiến thức về mọi mặt. Vì vậy, người GVCN phải không ngừng học tập, rèn luyện về mọi mặt. Không chỉ những GV trẻ mới vào nghề, cả những GV có kinh nghiệm đều phải nâng cao trình độ để có thể tìm được phương pháp tối ưu, phù hợp nhằm giáo dục tốt HS.