lớp của Hiệu trưởng
3.2.3.1. Lựa chọn và phân công đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp
Đội ngũ GVCN lớp có một vị trí, vai trò quan trọng trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nên việc lựa chọn bố trí GVCN lớp, HT cần phải thận trọng và cân nhắc với các bước lựa chọn sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bước 1: Hiệu trưởng cân đối số tiết dạy của từng bộ môn để lựa chọn GVCN trong mỗi môn học, tránh tình trạng GV môn này ít tiết, môn khác quá vượt tiết phải trả thừa tiết quá nhiều, ảnh hưởng kinh phí nhà trường, sau đó giao số lượng GVCN cho các tổ chuyên môn.
Bước 2: Với số lượng GVCN như trên, tổ chuyên môn trao đổi về các tiêu chí làm GVCN lớp:
- Về phẩm chất phải có lập trường chính trị vững vàng, năng động, sáng tạo trong công tác giáo dục, có tính kiên trì nhẫn nại, trung thực, khách quan, công bằng, mẫu mực trong lối sống, có uy tín đối với nhà trường và HS; yêu nghề, thương yêu và tôn trọng HS; nhiệt tình trong công tác chủ nhiệm, lạc quan tự tin và quyết đoán, có lòng nhân ái, vị tha.
- Năng lực và trình độ chuyên môn vững vàng, hiểu biết rộng về kiến thức phổ thông, các vấn đề khoa học XH, nắm vững lý luận giáo dục và phương pháp dạy học, có phương pháp giúp HS tự học, hiểu được tâm sinh lý lứa tuổi, nắm vững quy chế chuyên môn, quy chế đánh giá xếp loại HS, có năng lực lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Có năng lực giao tiếp, ứng xử, có kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm, biết khảo sát tình hình HS và gia đình HS, biết đánh giá đúng HS
- Có khả năng tập hợp, lôi cuốn HS, có năng lực cảm hoá HS, biết xây dựng đội ngũ cán bộ lớp.
- Bảo đảm tính thừa kế theo lớp để GV có những kinh nghiệm và nắm vững điểm mạnh, điểm yếu của từng HS. Trên cơ sở các tiêu chí nêu trên, Tổ trưởng giới thiệu lực lượng GVCN lớp cho HT.
Bước 3: HT họp hội đồng gồm Bí thư Chi bộ, Phó HT, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên và các Tổ trưởng chuyên môn nhận xét từng GV dự kiến làm GVCN lớp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bước 4: HT ra quyết định bổ nhiệm GVCN lớp trên cơ sở thống nhất của Hội đồng nhà trường.
Sự phân công đội ngũ GVCN phải chú ý đến các lớp đầu cấp và cuối cấp: - Chọn GVCN lớp đầu cấp đồng thời có thể cho cả 3 năm học ở trường THPT, khi chọn như vậy có thuận lợi cho GV, HS cũng như nhà trường vì GV sẽ nắm vững tình hình lớp, tình hình từng HS và gia đình HS, sự phát triển nhân cách, cá tính của từng HS. Giữa GV và HS phải có sự gắn kết với nhau, cùng nhau xây dựng tập thể lớp tiên tiến. Chọn GVCN đầu cấp nên là GV dạy lớp đó nhiều tiết và ở trong 8 môn cơ bản Toán, Lý, Hoá, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ, đồng thời cũng phải có sự thống nhất và đồng bộ trong việc phân công GVCN và GV Bộ môn, tạo điều kiện cho GV đó dạy một ca (buổi sáng hoặc chiều) để GVCN có thời gian tiếp xúc với lớp, với HS nhiều hơn để nắm bắt kịp thời tình hình lớp và HS, để uốn nắn, điều chỉnh, giáo dục cho đúng hướng. Tuy nhiên, khi phân GVCN theo lớp cả 3 năm cũng có hạn chế là thiếu sáng tạo, dễ dẫn đến sự đơn điệu trong giáo dục, GV xếp loại đánh giá HS theo quán tính; đặc biệt là nếu có sự mâu thuẫn giữa GVCN lớp với HS sẽ kéo lớp không phát triển được.
- Sự lựa chọn và phân công GVCN ở lớp cuối cấp phải chú ý nhiều về năng lực chuyên môn và năng lực chủ nhiệm. Vì HS lớp 12 sắp trưởng thành, thường có những nhận xét, đánh giá khá chính xác về chuyên môn cũng như công tác chủ nhiệm nên HT phải lựa chọn kỹ đội ngũ GVCN lớp 12. Là GV dạy một trong những 8 môn cơ bản, GV có năng lực chuyên môn tốt, thoả mãn được nhu cầu học tập của các em; các hoạt động giáo dục phải theo kế hoạch rõ ràng, cụ thể mang tính khách quan, công bằng; nắm vững các quy chế chuyên môn, qui chế đánh giá xếp loại, các loại hồ sơ của HS của lớp phải sắp xếp có khoa học, hướng dẫn chính xác các em làm hồ sơ thi. GV phải có sự hiểu biết rộng các ngành nghề, biết đánh giá đúng năng lực HS để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
định hướng cho các em chọn ngành nghề đúng sở thích, phù hợp với khả năng, hoàn cảnh kinh tế gia đình.
3.2.3.2. Đào tạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp
Công tác đào tạo đội ngũ GVCN là công tác tổ chức của HT, đòi hỏi HT phải có định hướng GV trẻ thay thế dần cho GV lớn tuổi vì tuổi càng cao thì tâm sinh lý của GV càng có sự khác biệt với tâm sinh lý HS nên thường khó cảm thông với các em, sự nhiệt tình, năng động và sáng tạo trong công tác bị hạn chế, khó hoà đồng với tập thể lớp, ngại lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của HS, thường dựa trên kinh nghiệm để làm việc.
Hiện nay quy mô trường lớp ngày càng phát triển nên khi số lớp tăng lên sẽ kéo theo sự thiếu hụt về đội ngũ GVCN. Vả lại, hàng năm có sự thuyên chuyển GV giữa các đơn vị, do đó trong công tác tổ chức, HT phải có kế hoạch thay thế kịp thời những GV lớn tuổi, GV chuyển trường. Để làm được điều đó, đòi hỏi HT phải có kế hoạch đào tạo đội ngũ GVCN lớp như:
- GV trẻ hợp đồng ngoài thời gian dự giờ về chuyên môn mỗi tuần 1 tiết, còn phải dự tiết sinh hoạt chủ nhiệm mỗi tháng 1-2 tiết để học tập công tác chủ nhiệm.
- Phân công GV trẻ làm trợ lý cho GVCN lớp có kinh nghiệm, có năng lực để GV trẻ học tập và làm quen với công tác chủ nhiệm.
- Cung cấp các văn bản, qui chế chuyên môn, chủ nhiệm cho GV trẻ nghiên cứu, cử GV tham gia kiểm tra hồ sơ chủ nhiệm, kiểm tra sổ ghi tên, ghi điểm, đánh giá xếp loại HS ở cuối học kỳ.
- Tạo điều kiện cho GV trẻ dự các lớp bồi dưỡng tập huấn, các hội nghị về công tác chủ nhiệm. Khi hết thời gian GV thử việc, xét hồ sơ để ký hợp đồng dài hạn thì ngoài 2 tiết dạy chuyên môn có đánh giá xếp loại, còn cần có bản báo cáo tình hình của lớp được cử làm trợ lý trong thời gian thử việc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn