chủ nhiệm lớp cho cán bộ quản lý, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm
Ngoài truyền thụ kiến thức cho HS, GVCN cần phải tổ chức có hiệu quả các hoạt động khác một cách sinh động, hấp dẫn để hình thành nhân cách cho các em. Điều này đòi hỏi GVCN phải có nhận thức đúng về vai trò, nhiệm vụ của mình trong nhà trường phổ thông. Với trách nhiệm quản lý, người HT phải nhận thức đúng vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của GVCN lớp, để từ đó xây dựng kế hoạch công tác cho đội ngũ GVCN lớp, xác định được mục tiêu, yêu cầu, nội dung để đưa ra các biện pháp có cơ sở khoa học, nhằm giúp cho GV thực hiện tốt công tác chủ nhiệm của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.1.1. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn giáo viên chủ nhiệm lớp
Hiệu trưởng phải xác định GVCN là người thay mặt HT quản lý toàn diện lớp học nên họ có vai trò quan trọng trong việc giáo dục HS. Nhiệm vụ, quyền hạn của GVCN được quy định tại điều 31, Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học năm 2007. Từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể sau:
- Đầu năm học, HT nên tổ chức họp tất cả GVCN lớp để phổ biến lại nhiệm vụ và quyền hạn của GVCN, phổ biến Quyết định 51/2008/QĐ- BGDĐT sửa đổi bổ sung một số điều của QĐ 40/2006/BGDĐT về đánh giá xếp loại học lực, hạnh kiểm của HS do GVCN quyết định và chọn tổ trưởng GVCN lớp; phổ biến tiêu chí thi đua.
+ Hướng dẫn GVCN nắm tình hình lớp
- Tổng số HS, nam, nữ, đoàn viên, con dân tộc ít người…
- Phân nhóm HS: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém, nhóm HS ngoan, nhóm HS chưa ngoan
- Phân nhóm HS theo địa phương: Làng, xã, phường, tổ dân phố
- Lớp phân ban gì, học chương trình nào, môn tự chọn, chủ đề tự chọn + Hướng dẫn GVCN nắm tình hình HS
- Kê khai sơ yếu lý lịch HS
- Trình độ văn hoá, nghề nghiệp của cha mẹ, anh chị em.
- Tình hình kinh tế gia đình, nguồn tài trợ chính cho việc học tập của HS. - Quan hệ bạn bè.
- Địa chỉ, điện thoại liên lạc khi cần.
+ Cố vấn cho HS bầu chọn BCH Đoàn, Ban cán sự lớp, phân công nhiệm vụ cho BCH Đoàn, Ban cán sự lớp, tổ trưởng, tổ phó.
+ Hướng dẫn GVCN tổ chức họp cha mẹ HS và lập kế hoạch học kỳ, năm học và theo từng việc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xác định mục tiêu, yêu cầu - Xác định nội dung cần thực hiện - Đề ra các biện pháp cụ thể cho HS - Tổ chức thực hiện cho HS
- Cách kiểm tra, đánh giá xếp loại HS theo tháng học kỳ và năm học.
3.2.1.2. Tổ chức hội nghị về công tác chủ nhiệm cho đội ngũ GVCN lớp
Công tác chủ nhiệm lớp là công việc khó, đòi hỏi GVCN phải có tâm huyết với nghề nghiệp, thương yêu HS như con em của mình, hết lòng dạy dỗ các em. Tuy vậy, chỉ tâm huyết thôi vẫn chưa đủ. Tâm lí HS rất đa dạng, phong phú, mỗi em mỗi cá tính, mỗi khí chất, mỗi trình độ nhận thức khác nhau, hoàn cảnh sống, kinh tế gia đình cũng rất khác nhau nên đòi hỏi người GVCN phải thấu hiểu tâm lý của mỗi HS để có phương pháp giáo dục hợp lý với từng đối tượng. Để GVCN hoàn thành tốt nhiệm vụ, người HT nên tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo để các GVCN trao đổi với nhau, tìm các biện pháp phù hợp để giáo dục HS, đặc biệt là hình thành nhân cách cho HS thông qua việc tổ chức có hiệu quả các chuyên đề sau đây:
- Chuyên đề công tác chủ nhiệm để GVCN lớp nắm bắt kịp thời những thuận lợi, khó khăn, những ưu điểm, nhược điểm của lớp mình chủ nhiệm, xây dựng tập thể lớp tự quản, phổ biến những kinh nghiệm quý báu, những việc làm, các gương mặt điển hình trong công tác chủ nhiệm, phương thức phối hợp với cha mẹ HS, địa phương, công an nhằm xác lập các phương pháp giáo dục HS cá biệt.
- Chuyên đề hoạt động giáo dục NGLL, hoạt động XH về cách tổ chức, vận động HS tham gia tích cực; các chủ đề hoạt động phải được phổ biến công khai đến ban cán sự lớp, BCH chi đoàn nhằm khích lệ HS tham gia với tinh thần vui vẻ, tự nguyện như thành lập đội văn nghệ, Câu lạc bộ “phóng viên trẻ” ra báo tường, tập san, báo điện tử, các câu lạc bộ học vui, an toàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
giao thông, giáo dục sức khoẻ sinh sản - vị thành niên, câu lạc bộ phòng chống ma tuý, tệ bạn XH; Câu lạc bộ bảo vệ môi trường, câu lạc bộ bạn gái, khéo tay hay làm, câu lạc bộ thể dục thể thao…
- Chuyên đề giáo dục hướng nghiệp, giáo dục nghề giúp cho GVCN lớp và HS có điều kiện giao lưu với các nhà cơ sở sản xuất, các nhà máy, xí nghiệp, doanh trại quân đội… để qua đó, trang bị cho HS tri thức về các ngành nghề phổ biến, ngành nghề đang phát triển, ngành nghề lao động đem lại thu nhập chính đáng. Việc tổ chức cho HS tham quan các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, khu công nghiệp, lâm trường, trang trại, khu khai thác khoáng sản để HS có định hướng nghề nghiệp, ngành học ở các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học đúng sở thích, phù hợp khả năng hoàn cảnh gia đình.
- Chuyên đề quản lý HS: Đây là công việc then chốt, quan trọng của GVCN lớp. Quản lý HS đòi hỏi người GVCN làm việc khoa học, đưa ra quyết định đánh giá HS chính xác, tạo động lực thúc đẩy HS học tập và rèn luyện như theo dõi việc học tập ở lớp, ở nhà, việc rèn luyện các hành vi đạo đức, những thói quen hành động. GVCN phải chỉ đạo cán bộ lớp kiểm tra, đôn đốc các thành viên trong lớp để cập nhật thông tin hàng ngày, hàng tuần để có biện pháp quản lý phù hợp, kịp thời có những can thiệp, tác động để giải quyết, xử lý các tình huống xảy ra.
- Tổ chức Hội nghị giữa BGH, BCH Công đoàn, BCH Đoàn trường, tổ trưởng chuyên môn để trao đổi, bàn bạc với GVCN lớp nhằm xây dựng các hoạt động hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn đông đảo HS tham gia một cách tích cực, nhiệt tình. Đồng thời nhà trường cần tạo nên phong trào thi đua sâu rộng giữa các GVCN lớp để tạo thêm động lực và khích lệ sự cống hiến của những GV tâm huyết và có nhiều đóng góp đối với phong trào chung của nhà trường, nhất là sự biểu dương kịp thời những GVCN giỏi, có nhiều thành công trong công tác giáo dục HS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.1.3. Chấn chỉnh nhận thức sai lệch trong công tác chủ nhiệm
Trong thực tế, khả năng mức độ nhận thức ở mỗi GVCN lớp có sự khác biệt, có người tận tâm, hết lòng với công tác chủ nhiệm, có người vì trách nhiệm, có người không thích nhưng buộc phải làm. Công tác chủ nhiệm lại rất phong phú, đa dạng biến đổi liên tục nên cách xử lý ở mỗi vụ việc, mỗi GVCN cũng có những phương pháp khác nhau. Việc chấn chỉnh những sai lệch trong nhận thức của GVCN lớp là cần thiết, đòi hỏi người làm công tác chủ nhiệm phải trung thực, khách quan để tạo ra sự thống nhất, công bằng trong việc tổ chức, thực hiện hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả các mặt hoạt động của HS, tạo ra động cơ tích cực học tập và rèn luyện cho các em. Trước yêu cầu đó, HT phải luôn sát sao, kịp thời chấn chỉnh những nhận thức sai lệch bằng cách phải kiểm tra, theo dõi GVCN lớp qua Ban thi đua của nhà trường, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và qua giao ban hàng tuần, báo cáo của lớp trực tuần. Khi phát hiện sự sai lệch, HT cần phân tích kỹ nguyên nhân, đề ra biện pháp phù hợp, giúp đội ngũ GVCN tự phân tích, tự đánh giá và tự điều chỉnh công tác chủ nhiệm theo hướng phát triển, tăng cường chất lượng giáo dục, đồng thời cần phải khuyến khích họ thông qua các chế độ đãi ngộ hợp lý hơn.
Nếu sự sai lệch có tính phổ biến thì HT phải khẩn trương, nỗ lực tiếp cận để tìm ra nguyên nhân. Từ việc phân tích nguyên nhân, HT đề ra hướng giải quyết giúp GVCN nhận thức được vấn đề bằng cách đưa ra các ví dụ cụ thể, các dẫn chứng chính xác, đồng thời có sự phân tích và định hướng một cách thuyết phục. Trong quá trình này, người HT lần lượt sử dụng quyền khuyến khích, quyền liên kết, quyền pháp lý nhưng phải đảm bảo tính dân chủ trong nhà trường.
Nếu sự sai lệch giữa các GVCN mang tính thường xuyên thì HT phải tìm hiểu hoàn cảnh bản thân, gia đình họ để đề ra cách giải quyết nhằm giúp mỗi GVCN tự giác điều chỉnh để hoàn thành công tác chủ nhiệm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhìn chung, người HT phải có tâm, có tầm, có trí, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý, nhạy cảm với tình huống, có uy tín trong tập thể và ra quyết định chính xác, hợp lý.
3.2.1.4. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới quản lý công tác chủ nhiệm lớp cho Hiệu trưởng trường THPT
Đổi mới quản lý giáo dục là một việc phải làm của tất cả những người làm công tác quản lý giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chọn chủ đề năm học 2009-2010 là “Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Đổi mới hoạt động quản lý giáo dục trong đó có đổi mới quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng tích cực và toàn diện trong nhà trường cũng là 1 nhân tố tác động tốt đến việc thực hiện hoạt động chủ nhiệm lớp và các mục tiêu của giáo dục đề ra. Để thực hiện biện pháp này, người HT cần chú ý:
- Nên có chế độ khen thưởng cho GVCN giỏi, giáo dục HS tốt, đạt hiệu quả cao sau khi kết thúc 1 năm học
- Mạnh dạn và kịp thời xử lý kỷ luật những GVCN có những việc làm sai trái, vi phạm đạo đức nhà giáo.
- Thay thế những GVCN không có năng lực, tránh tình trạng cả nể mà ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục của đơn vị. Tuy nhiên, HT cũng không chạy theo thành tích mà vô tình tạo áp lực quá nặng cho đội ngũ GVCN.
- Nên liên hệ chặt chẽ với các trường bạn để có tiếng nói chung cho công tác chủ nhiệm. HT cần động viên GVCN viết đề tài, sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm để phổ biến cho đồng nghiệp.